Cách rà soát doanh thu khi quyết toán thuế TNDN như thế nào? Hiện nay vẫn còn nhiều bạn kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm, thậm chí những bạn làm kế toán lâu năm vẫn thường hay mắc phải những sai sót đối với doanh thu tính thuế TNDN. Sai sót trong thời điểm ghi nhận doanh thu, xác định doanh thu, sai sót trong hạch toán doanh thu…. Sai sót trong doanh thu tính thuế TNDN sẽ gây ra nhiều hậu quả, thiệt hại cho doanh nghiệp. Sau đây Tin tức kế toán xin được chia sẻ với các bạn “Cách rà soát doanh thu khi quyết toán thuế TNDN và cách khắc phục các sai sót”.
Xem thêm:
>> 5 Lợi ích không thể bỏ qua của dịch vụ quyết toán thuế
>> 99% Kế toán đều hiểu: Rà soát sổ sách kế toán, báo cáo tài chính là công việc…
I. Các sót thường gặp về doanh thu tính thuế TNDN là gì?
Trước khi đi vào Cách rà soát doanh thu khi quyết toán thuế TNDN. Chúng ta cùng tìm hiểu một số sai sót trước nhé!
?Thứ nhất: Xác định không đủ doanh thu tính thuế TNDN.
Ví dụ: Không hạch toán phần doanh thu chưa thu được tiền.
Có nhiều trường hợp đã bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành. Tuy nhiên qua năm sau khách hàng chưa thanh toán. Do đó kế toán vẫn chưa hạch toán doanh thu trong năm.
Như vậy, kế toán đã không ghi nhận doanh thu đúng thời điểm.
Theo Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi bổ sung khoản 2, Điều 5 Thông tư 78/2015/TT-BTC). Thì:
“Điều 3.
2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau.
a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC.”
Như vậy:
Thời điểm xác định doanh thu đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao cho người mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ.
Điều đó đồng nghĩa với việc khi chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa. Hoặc khi hoàn thành hoặc hoàn thành 1 phần việc cung cấp dịch vụ thì kế toán phải ghi nhận doanh thu. (không phân biệt đã hay chưa thu được tiền).
Theo quy định sửa đổi, bổ sung tại TT 96/2015/TT-BTC so với TT 78/2014/TT-BTC thì đã bỏ thời điểm xác định doanh thu là thời điểm lập hóa đơn .
Ta có, theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Thì:
Điều 16.
…..
2. Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”
Từ những quy định trên, ta có thể kết luận được như sau:
- Đối với bán hàng hóa, thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm ghi nhận doanh thu.
- Tuy nhiên đối với cung ứng dịch vụ, thời điểm ghi nhận doanh thu có thể khác thời điểm xuất hóa đơn.
Ví dụ: Công ty Kế toán Hà Nội ký hợp đồng xây dựng nhà với Công ty CP Xây Dựng Sông Đà. Hợp đồng có dự toán cho từng phần móng, thô, hoàn thiện. Ngày 03/03/2019 Công ty CP XD Sông Đà thu tiền trước phần tiền móng nhà. Tuy nhiên ngày 15/06/2019 mới hoàn thành xong phần móng nhà này.
Như vậy, vào thời điểm 03/03/2019 thời điểm lập hóa đơn là ngày 03/03/2019. Tuy nhiên ngày xác định doanh thu hoàn thành 1 phần cung ứng dịch vụ (phần móng) lại là ngày 15/06/2019.
?Thứ hai: Xác định không đủ doanh thu tính thuế.
Cụ thể:
- Xác định doanh thu không đúng theo như giá trị nghiệm thu thanh toán.
- Công trình đã nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng lại chưa kê khai. Không lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn có doanh thu thấp hơn thực tế thanh toán, kê khai doanh thu nhỏ hơn giá vốn.
- Khoản doanh thu đã xuất hóa đơn, đã kê khai thuế GTGT nhưng chưa hạch toán vào thu nhập tính thuế.
- Thiếu các khoản thu nhập khác. Ví dụ: các khoản tiền được bồi thường, thưởng, thu nhập từ quà biếu tặng của các nhân hoặc tổ chức khác tặng cho doanh nghiệp.
- Hạch toán thiếu các khoản thu nhập tài chính. Ví dụ: khoản lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện trong kỳ.
?Thứ 3: Không điều chỉnh doanh thu tính thuế và doanh thu kế toán.
?Thứ 4: Hạch toán giảm doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán không đúng theo thủ tục theo quy định.
– Trường hợp giảm giá hàng bán phải có đầy đủ hồ sơ như sau.
- Quyết định giảm giá.
- Có hồ sơ chương trình giảm giá cho khách hàng. Như chiết khấu thương mai, chiết khấu thanh toán.
- Hóa đơn, chứng từ theo quy định.
– Thủ tục đối với hàng bán bị trả lại.
+ Bên mua và bên bán lập Biên bản ghi nhận lý do hàng trả lại và Biên bản giao nhận hàng trả lại.
+ Bên mua hàng.
- Lập Phiếu xuất kho và lập Hoá đơn trả lại hàng cho bên bán (ghi giá theo lúc mua) đối với trường hợp bên mua là đối tượng có hóa đơn.
- Ký vào Biên bản trả lại hàng và thu hồi hóa đơn của bên bán nếu bên mua là đối tượng không có hóa đơn.
(Ví dụ như: cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh).
+ Bên bán: Lập phiếu nhập kho hàng trả lại.
Chi tiết các bạn xem tại:
Cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo thông tư 200 và thông tư 133.
Thứ 5: Hạch toán doanh thu không đúng thực tế phát sinh để làm giảm doanh thu, tăng chi phí.
Ví dụ như thông qua hoạt động liên kết với công ty mẹ ở nước ngoài.
>> Tài liệu ôn thi chứng chỉ đại lý thuế.
>> Câu hỏi trắc nghiệm thuế GTGT – Đề thi đại lý thuế.
II. Cách rà soát doanh thu khi quyết toán thuế TNDN.
?Rà soát giữa hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng với các hóa đơn, chứng từ thanh toán.
?Đối chiếu tài khoản 511 với tờ khai thuế GTGT đầu ra. Loại bỏ các trường hợp đã tính thuế GTGT nhưng vẫn chưa đủ điều kiện tính thuế TNDN.
Ví dụ: Doanh thu thuê tài sản cố định nhận trước nhiều năm.
?So sánh doanh thu tính thuế TNDN và doanh thu kế toán.
Trường hợp không khớp nhau nhưng vẫn đúng theo quy định. Thì chỉ điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Ví dụ: Doanh thu năm 2018 đã kê khai nhưng vẫn chưa hạch toán. Đến năm 2019 kế toán mới hạch toán khoản doanh thu này. Thì kế toán chỉ điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN chứ không kê khai lại.
Cách rà soát doanh thu khi quyết toán thuế TNDN tiếp theo:
?Rà soát, kiểm tra lại các thủ tục về các chương trình giảm giá hàng bán, các chương trình chiết khấu. Nếu chưa đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định thì kế toán cần bổ sung ngay để tránh bị loại chi phí.
Các bạn nên làm sẵn trước các quyết định có đóng dấu trước. Mục đích để bạn có thể trình khi cơ quan thuế yêu cầu khi kiểm tra.
?Một bước không kém phần quan trọng là các bạn cần rà soát các khoản tiền thưởng, tiền hỗ trợ, bồi thường. Các khoản đáng ra phải trả nhưng cuối cùng không phải trả để xác định có phải đó là khoản thu nhập khác hay không. Nếu có các bạn sẽ phải hạch toán vào TK 711.
?Rà soát các khoản được chia do đầu tư, góp vốn, Khoản nào được chia trước thuế thì cần kê khai vào doanh thu khác.
? Tính toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ. Nhằm xác định đó là doanh thu hay chi phí.
- Nếu khoản chênh lệch liên quan đến các khoản phải thu, phải trả (tức là liên quan đến doanh thu, chi phí) trong kỳ thì hạch toán.
- Còn nếu khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền thì chúng ta không cần phải hạch toán.
Vừa rồi là những cách rà soát doanh thu khi quyết toán thuế TNDN các bạn nên áp dụng để kiểm tra những sai sót trong quá trình làm của mình.
MỘT SỐ LƯU Ý TRONG HƯỚNG DẪN Cách rà soát doanh thu khi quyết toán thuế TNDN.
?Kết thúc năm tài chính, khi các bạn làm tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Thì các bạn cần rà soát lại toàn bộ các khoản doanh thu như đã nêu ở trên. Đồng thời đối chiếu với các bảng biểu, chứng từ xem có phù hợp hay không. So sánh tính thống nhất giữa thời gian của hồ sơ, chứng từ với ngày hạch toán.
?Chú ý đến số dư bên có của TK 131 hoặc bên nợ TK 331.
?Nếu có sự chênh lệch giữa doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế cần điều chỉnh.
Thì các bạn cần phải lập bảng kê chi tiết số liệu điều chỉnh và khoản mục điều chỉnh. Từ đó mới thực hiện điều chỉnh tăng hoặc giảm trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Trên đây là cách rà soát doanh thu khi quyết toán thuế TNDN. Các bạn nên lưu ý để tránh khỏi những sai sót không đáng có trong phần thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
- Cách tính thuế TNDN tạm tính và cuối năm.
- Hướng dẫn cách tính lương, làm bảng lương.
- Chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN.
- Kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ đại lý thuế.
- Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế.
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Cách rà soát doanh thu khi quyết toán thuế TNDN, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: