Bài viết cập nhật mới nhất

Ước tính số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp bổ sung 14.600 tỷ đồng

Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ đã tính toán dựa trên số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 và dự kiến có khoảng 122 tập đoàn đầu tư nước ngoài sẽ thuộc diện điều chỉnh của nghị quyết với tổng số thuế TNDN nộp bổ sung là 14.600 tỷ đồng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Đối với các tập đoàn trong nước; báo cáo của Chính phủ dự kiến có 6 tập đoàn sẽ thuộc diện điều chỉnh của nghị quyết và dự kiến số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung có thể thu từ các khoản đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn này là khoảng 73 tỷ đồng trong trường hợp các nước nhận đầu tư không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC).

Tại diễn đàn Quốc hội sáng 10/11; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết; thuế TTTC không phải là điều ước quốc tế; không phải là cam kết quốc tế; không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên; nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế TTTC; có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%.

Đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Hiện các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng thuế TTTC từ năm 2024; để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế TTTC (15%); trong đó có các đối tác có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc; Nhật Bản; Hồng Kông; Singapore….

Sớm ban hành nghị quyết sẽ thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách (UBTCNS) Lê Quang Mạnh trình bày tại báo cáo thẩm tra; đa số ý kiến trong UBTCNS cho rằng; cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho các DN đầu tư nước ngoài thuộc diện điều chỉnh của thuế TTTC có thể kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tại Việt Nam; thay vì để DN nộp khoản thuế bổ sung này tại nước mẹ.

Mặt khác; việc sớm ban hành nghị quyết sẽ thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện thuế TTTC từ 1/1/2024; tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý tại Việt Nam và mở ra các cơ hội mới cho Việt Nam.

Chủ nhiệm UBTCNS Lê Quang Mạnh cho rằng; trong bối cảnh và xu thế mới về thực hiện thuế TTTC; việc tiếp tục duy trì hệ thống ưu đãi thuế TNDN hiện hành là không phù hợp và không còn có tác dụng trên thực tế; trong khi chi phí về miễn giảm thuế làm giảm thu ngân sách hàng năm hàng chục nghìn tỷ đồng.

Một số đại biểu Quốc hội thì cho rằng; thuế TTTC không mâu thuẫn với quy định về bảo hộ đầu tư với các quy định về đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; đối xử đầu tư; bồi thường thiệt hại; trưng dụng; chuyển tiền và thế quyền của các hiệp định thương mại tự do; hiệp định bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY