Bài viết cập nhật mới nhất Hoàn thuế

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu

Mời bạn xem Hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu do Kế Toán Hà Nội trình bày.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu

Khi các bạn muốn biết doanh nghiệp mình có thuộc điện được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu không? Trước hết các bạn phải hiểu được có những đối tượng nào thuộc diện được hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu và doanh nghiệp mình thuộc đối tượng nào?. Hãy cùng nghiên cứu nhé.

 

A . Đối tượng được hoàn thuế GTGT trong một số trường hợp xuất khẩu?

Đối tượng được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu trong mỗi trường hợp được các định chi tiết như sau:

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuĐối với trường hợp ủy thác xuất khẩu đối tượng được hoàn thuế là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu Đối với gia công chuyển tiếp đối tượng được hoàn thuế là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuĐối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài đối tượng được hoàn thuế là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuĐối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đối tượng được hoàn thuế là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

Theo Điều 2, thông tư 25/2018/TT-BTC.

Khi xác định được doanh nghiệp mình là đối tượng được hoàn thuế rồi. Kế toán phải nghiên cứu kỹ các điều kiện được hoàn thuế và phải tính được số thuế được hoàn.

B. Điều kiện được hoàn thuế GTGT và cách tính thuế GTGT được hoàn đối với hàng hóa xuất khẩu như thế nào?

Điều kiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ có sự khác nhau, tùy theo đặc điểm SXKD từng cơ sở kinh doanh. Chúng ta cùng nghiên cứu nhé các điều kiện được hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu đối với từng trường hợp cụ thể sau:

B1. Điều kiện được hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh chỉ có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (không có hàng tiêu thụ nội bộ).

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuĐối với cơ sở kinh doanh kê khai theo tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng. Nếu trong tháng số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng theo.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuĐối với cơ sở kinh doanh kê khai theo quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quý. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào quý tiếp theo.

B2. Điều kiện được hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuCơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuNếu không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

>> Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.

Theo Điều 2, thông tư 25/2018/TT-BTC.

Thật là đang tiếc nếu cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu, có số thuế được khấu trừ đủ điều kiện được hoàn thuế nhưng vẫn không được hoàn thuế. Lý do tại sao? Chúng ta cùng nghiên cứu để tránh tổn thất cho doanh nghiệp nhé.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu

C. Các trường hợp Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuHàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩuhàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuHàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

Theo Điều 2, thông tư 25/2018/TT-BTC.

Doanh nghiệp bạn thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu. Doanh nghiệp bạn đủ điều kiện được  hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu. Doanh nghiệp bạn muốn được hoàn thuế? Bạn phải làm gì? Phải nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế lên cơ quan thuế thôi. Chúng ta cũng tìm hiểu hồ sơ hoàn thuế bao gồm những gì và nộp như thế nào nhé.

D. Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu.

Để được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu >>> Doanh nghiệp phải hoàn thiện và nộp hồ sơ hoàn thuế.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuHồ sơ hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu theo thông tư 156/2013/TT-BTC, ban hành ngày 6/11/2013 là: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo thông tư 156/2013/TT-BTC.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuHồ sơ hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu thực tế khi làm thì mỗi cục thuế, mỗi chi cục thuế có yêu cầu khác nhau. Thông thường bao gồm các mẫu biểu sau:

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT.
  • Bảng kê mua vào, bán ra.
  • Các công văn gửi kèm tùy theo tính chất hàng hóa của từng doanh nghiệp

Khi nộp lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT các bạn bắt buộc phải tích vào “Trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau” hoặc “Trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau”. Để biết được doanh nghiệp mình thuộc trường hợp nào, các bạn phải hiểu rõ vấn đề này. Cùng Kế Toán Hà Nội nghiên cứu nhé.

E. Cách thức hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu nói riêng.

Theo quy định hiện nay, có các cách thức hoàn thuế GTGT đối với Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu sau:

a) Hoàn thuế trước, kiểm tra sau.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuCơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục;

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuCơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điểm c, điều 2, thông tư 25/2018/TT-BTC.

b) Kiểm tra trước, hoàn sau.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuNgười nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu.

Lưu ý: Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp theo vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuNgười nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuDoanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

Điểm a, khoản 14, điều 2, thông tư 26/2015/TT-BTC.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu

G. NỘP HỒ SƠ HOÀN THUẾ.

Để được Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu chúng ta phải thực hiện nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế. Nộp hồ sơ hoàn thuế và nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT cho hàng hóa xuất khẩu ở đâu và cách thức nộp như thế nào, mời bạn xem hướng dẫn sau:

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu Nơi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế: Nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu Cách thức nộp hồ sơ hoàn thuế:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận các tài liệu trong hồ sơ.
  • Gửi qua đường bưu chính: Công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
  • Nộp thông qua giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ hoàn thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu Trường hợp hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.

Khoản 1, điều 58, thông tư 156/2013/TT-BTC.

 Sau khi nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu, các bạn cũng cấn phải nắm rõ trong thời hạn bao lâu thì doanh nghiệp nhận được kết quả được hoàn hay không được hoàn để có định hướng tài chính cho doanh nghiệp. Hãy cùng Kế Toán Hà Nội tìm hiểu nhé.

H. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ HOÀN THUẾ.

Đối với hồ sơ hoàn thuế nói chung và hồ sơ Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu có thời hạn nộp như thế nào? chúng ta cùng xem xét đối với từng diện hoàn thuế như sau:

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu  Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau:

Chậm nhất là 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phải trả lời kết quả hoàn thuế. Kết quả có hể là:

  • Hoặc Ban hành Thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo mẫu số 01/HT-TB.
  • Hoặc Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT.
  • Hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐH.
  • Hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 02/HT-TB.

Lưu ý: Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau, khoảng thời gian kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo đề nghị giải trình, bổ sung đến ngày cơ quan thuế nhận được văn bản giải trình, bổ sung của người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩuĐối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau:

Chậm nhất là 40 (bốn mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phải trả lời kết quả hoàn thuế. Kết quả có hể là:

  • Hoặc Ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT.
  • Hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT.
  • Hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế theo mẫu số 02/HT-TB.

Lưu ý: Thời gian giãn, hoãn việc kiểm tra trước hoàn thuế do nguyên nhân từ phía người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Trên đây là Hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu của Kế Toán Hà Nội. Kế Toán Hà Nội chúc bạn đọc thực hiện kế hoạch hoàn thuế của Doanh nghiệp thuận lợi và thành công. Nếu Doanh nghiệp bạn chưa có nhân viên thực hiện thì hãy tìm hiểu về Dịch vụ hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu của chúng tôi TẠI ĐÂY.

khóa học kế toán thực hành thực tế