Bài viết cập nhật mới nhất Thủ tục doanh nghiệp Uncategorized

Cách xử lý góp tiền vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp như thế nào?

Tin tức kế toán Như chúng ta đã biết thì từ 01/07/2015 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 3 tháng = 90 ngày. Nếu chúng ta không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký thì bị Phạt tiền từ 5.000.000 đồng —> 20.000.000 (Theo Điều 23 khoản 1&2 Nghị định 155/2013/NĐ)

Vậy Cách xử lý góp tiền vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Tin tức kế toán tìm hiểu nhé

Cách 1: Xem là vốn ảo thu 1 lần cho đủ hết số vốn góp theo trên giấy phép:

                Nợ TK 111/ Có TK 411

Ưu điểm: Chúng ta phản ánh sổ sách vốn góp đủ, nhưng không phản ánh đúng thực tế cho công tác quản trị, không bị phạt do góp vốn thiếu
Nhược điểm: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay mua xe, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị bóc không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao

Cách 2: Theo dõi theo vốn góp thực tế

Phản ánh vốn góp đủ theo giấy phép
                  Nợ TK 111/ Có TK 411

Phần còn thiếu: sẽ làm ảo cho cổ đông mượn lại, sếp mượn lại
                Nợ TK 1388/ Có TK 111

+Và khi các thành viên góp vốn vào: hạch toán thu lại tiền cho mượn
                  Nợ TK 1111.112/ Có TK 1388

Ưu điểm: Che dấu việc góp thiếu, che đậy bằng cho mượn, ko bị phạt theo luật

Góp vốn bằng tiền mặt hay chuyển khoản?

==>Thứ 1: Đối với pháp nhân

– Công ty góp vốn vào công ty khác thì phải chuyển khoản

– Công ty cho công ty khác vay mượn tiền lẫn nhau phải bằng chứng từ ngân hàng

==> Thứ 2: Đối với Cá nhân:

– Cá nhân góp vốn vào công ty bằng tiền mặt hay chứng từ ngân hàng đều được

– Cá nhân cho công ty vay thì bằng tiền mặt hay chứng từ ngân hàng đều được

– Công ty Cổ phần, TNHH, TNHH 1 TV, DNTN…thì cá nhân các thành viên công ty góp vốn vào công ty bằng tiền mặt hay bằng chứng từ ngân hàng đều được