Thuế nhà thầu Xử lý vi phạm thuế nhà thầu

Báo động đỏ – Phạt thuế nhà thầu nước ngoài

   Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi
   Tin tức kế toán Mặc dù thuế nhà thầu đã được Nhà nước Việt Nam quy định và áp dụng từ khá lâu (khởi nguồn là từ năm 1999 và văn bản được quy định rõ ràng, đầy đủ hơn là từ năm 2005), tuy nhiên, đến thời điểm này, còn rất nhiều các Doanh nghiệp có giao dịch với đối tác là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài lờ mờ hiểu hoặc không hề biết tới khái niệm thuế nhà thầu.
>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất


>> Cách tính thuế nhà thầu mới nhất
>> Cách tính và hạch toán thuế NT nước ngoài theo từng ĐK hợp đồng thầuĐiều này dẫn tới một thực trạng, trong các đợt thanh tra, kiểm tra thuế gần đây, đã có rất nhiều Doanh nghiệp bất ngờ khi bị Cơ quan thuế truy thu thuế nhà thầu, phạt vi phạm hành chính về thuế (mức phạt cao nhất là trốn thuế), chậm nộp thuế liên quan. Nhiều Doanh nghiệp bị truy thu và phạt thuế với số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Đáng nói là, hầu hết các Doanh nghiệp bị phạt do không hiểu rõ về loại thuế này nên đã có những điều khoản, quy định trong hợp đồng kinh tế với đối tác là tổ chức, cá nhân nước ngoài không hợp lý, chưa kín kẽ.Trong nội dung bài viết này, Tin tức kế toán  xin nêu ra các văn bản quy phạm pháp luật về thuế nhà thầu, đối tượng chịu thuế và các trường hợp phát sinh thuế Nhà thầu thường gặp hiện nay với mục đích:
 
– Giúp các Doanh nghiệp đang và sẽ có các giao dịch với đối tác là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hiểu rõ loại thuế này, nhằm có những giao kết thận trọng, hợp lý trong hợp đồng kinh tế, đảm bảo lợi ích kinh tế hợp pháp của Doanh nghiệp.
 
– Giúp các Doanh nghiệp đã từng có các giao dịch với đối tác là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài kịp thời rà soát lại sổ sách kế toán, hợp đồng kinh tế và các chứng từ liên quan để xác định Doanh nghiệp có thuộc đối tượng phải khai báo và nộp thuế nhà thầu không? Trường hợp có thì nhanh chóng xử lý, khai báo và nộp thuế trước khi Cơ quan thuế có thông báo thanh tra, kiểm tra thuế để giảm thiểu thiệt hại và các khoản phạt thuế liên quan.
 
1. Các văn bản quy định về thuế nhà thầu qua các thời kỳ (không bao gồm các văn bản hướng dẫn kê khai, nộp thuế nhà thầu theo Luật quản lý thuế):
 
Thông tư 16/1999/TT-BTC ngày 04/02/1999 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thuế cước đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển của các hãng vận tải nước ngoài vào Việt Nam khai thác vận tải (được áp dụng từ ngày 01/01/1999 đến 31/12/2008).
 
Thông tư 05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam (được áp dụng từ ngày 16/02/2005 đến 31/12/2008)
 
Thông tư 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đến 26/05/2012)
 
Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12/04/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (được áp dụng từ 27/05/2012 đến 30/09/2014)
 
Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (được áp dụng từ: 01/10/2014)
 
2. Đối tượng chịu thuế:
 
-Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam (gọi là nhà thầu nước ngoài) có kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết giữa nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam.
 
-Cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (gọi là nhà thầu nước ngoài) có kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết giữa nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam.
 
3. Đối tượng nộp thuế.
 
Các tổ chức (được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam), cá nhân tại Việt Nam có hoạt động: Mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam cho nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.
 
4. Các trường hợp phổ biến thường gặp.
 
Trường hợp 1: Hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa) – khá phổ biến.
 
Trường hợp 2: Cung cấp hàng hóa có kèm theo dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa – Rất phổ biến.
 
Trường hợp 3: Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam – Có nhưng ít.
 
Ví dụ:
 
Công ty TNHH VK RUBBER ở nước ngoài ký hợp đồng mua sản phẩm của Công ty Thiết bị điện Hưng Phát tại Việt Nam, đồng thời chỉ định Công ty Thiết bị điện Hưng Phát giao hàng cho Công ty TNHH Phú Minh ở Việt Nam (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Công ty TNHH VK RUBBER có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa Công ty TNHH VK RUBBER  với Công ty TNHH Phú Minh (Công ty TNHH VK RUBBER bán sản phẩm cho Công ty TNHH Phú Minh). Trong trường hợp này, Công ty TNHH VK RUBBER  thuộc đối tượng chịu thuế. Công ty TNHH Phú Minh có trách nhiệm khấu trừ thuế nhà thầu của Công ty TNHH VK RUBBER , khai và nộp thuế nhà thầu.
 
Trường hợp 4: Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện phân phối hàng tại Việt Nam.
Trường hợp 5: Vay và trả lãi cho nhà thầu nước ngoài.
Trường hợp 6: Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ; bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.
 

Ví dụ:

Công ty TNHH Singsung Taiwan  ở nước ngoài giao hàng hóa hoặc uỷ quyền thực hiện một số dịch vụ liên quan (như vận chuyển, phân phối, tiếp thị, quảng cáo…) cho Công ty TNHH Bình Viên ở Việt Nam, trong đó Công ty TNHH Singsung Taiwan là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho Công ty TNHH Bình Viên hoặc Công ty TNHH Singsung Taiwan chịu trách nhiệm về chi phí, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho Công ty TNHH Bình Viên hoặc Công ty TNHH Singsung Taiwan ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ thì Công ty TNHH Singsung Taiwan là đối tượng chịu thuế nhà thầu.

>> Cách tính thuế nhà thầu mới nhất
>> Cách tính và hạch toán thuế NT nước ngoài theo từng ĐK hợp đồng thầuDich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Báo động đỏ – Phạt thuế nhà thầu nước ngoài, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính