Thuế TNCN Tình huống nâng cao

Tính Thuế TNCN đối với người nước ngoài – Những vấn đề cần lưu ý

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán Tính Thuế TNCN đối với người nước ngoài như thế nào? Đây là câu hỏi khó đối với nhiều kế toán bởi Tính thuế TNCN cho người nước ngoài không đơn giản như lao động trong nước mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu như kế toán xác định không đúng đối tượng thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng Tính Thuế TNCN đối với người nước ngoài sai dẫn đến quyết toán thuế sẽ bị sai theo. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách Tính Thuế TNCN đối với người nước ngoài.

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

Xem thêm: 

>> Sự khác nhau giữa cá nhân có Mã số thuế và cá nhân không có Mã số thuế
>> Cách tính thuế TNCN từ thu nhập chuyển nhượng bất động sản

 

Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC về xác định thu nhập tính thuế của người nộp thuế như sau:
“Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập”.

Như vậy:
– Người nước ngoài là cá nhân cư trú thì thu nhập tính thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh tại nước ngoài (nếu có); 
– Cá nhân không cư trú thì thu nhập tính thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài thì không phải đóng thuế.

Công thức tính thuế TNCN đối với người nước ngoài:

+ Đối với người nước ngoài là cá nhân không cư trú (*):
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công X 20%
+ Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú (**): được tính theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT  5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

Lưu ý:
– Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo công thức sau (Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC):

TN làm căn cứ quy đổi = TN thực nhận + Các khoản trả thay – Các khoản giảm trừ

– Trường hợp tổ chức trả thu nhập thực hiện chính sách cân bằng thuế có khấu trừ thuế giả định trước khi trả thu nhập cho người lao động và nộp thay thuế TNCN theo thực tế phát sinh cho người lao động thì thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế không gồm tiền thuế giả định đã khấu trừ.

– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ nước ngoài thì thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.

?(*) Xác định người nước ngoài là cá nhân không cư trú:
Người nước ngoài thuộc diện không cư trú khi sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam dưới 183 ngày tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; 

Người lao động là người nước ngoài không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, không có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc không có thuê nhà ở tại Việt Nam.

?(**) Xác định người nước ngoài là cá nhân cư trú:
Đối với trường hợp người nước ngoài có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam nhưng có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: 

+ Trường hợp 1: Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú: có nơi ở đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp; 
+ Trường hợp 2: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể:
– Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.
– Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan … không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Xem thêm: 

> Sự khác nhau giữa cá nhân có Mã số thuế và cá nhân không có Mã số thuế
>> Cách tính thuế TNCN từ thu nhập chuyển nhượng bất động sản

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Tính Thuế TNCN đối với người nước ngoài – Những vấn đề cần lưu ý, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính