Cơ sở pháp lý Thông tư thuế TNDN Thuế TNDN

Phụ lục Thông tư 12/2016/TTLTT-BKHCN-BTC

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

PHỤ LỤC

Tải Phụ lục tại đây: Phụ lục Thông tư 12.2016.TTLT-BKHCN-BTC

 

 

CÁC BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính)

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

1. Mẫu số 01: Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

2. Mẫu số 02: Báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Mẫu số 01
12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

 

CÔNG TY ……………………
QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……. ngày …tháng…năm…

 

QUY CHẾ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP

Căn cứ Thông tư …

– Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số …;

– Căn cứ ………

(Người có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp) ban hành Quy chế hoạt động khoa học và công nghệ như sau:

Điều 1. Nội dung sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Nguồn vốn của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (gọi tắt là Quỹ) dùng để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ sau đây:

1. Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (gọi tắt là nhiệm vụ KH&CN).

2. Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Điều 2. Quy trình triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN

1. Quy trình triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

Các nhiệm vụ KH&CN phải thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (gọi tắt là Hội đồng KH&CN) đánh giá xét chọn, thẩm định và nghiệm thu, cụ thể như sau:

a. Giai đoạn đề xuất:

– Trên cơ sở nhu cầu nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các cá nhân (gọi tắt là CNĐT) và đơn vị (gọi tắt là CQCT) xây dựng Phiếu đề xuất và thuyết minh nhiệm vụ KH&CN, gửi cho Quỹ để đăng ký xét chọn.

b. Giai đoạn xét chọn:

– Quỹ tổng hợp danh sách các nhiệm vụ KH&CN đăng ký, đề xuất thành viên tham gia Hội đồng KH&CN và trình Chủ tịch Quỹ ban hành Quyết định thành lập Hội đồng KH&CN.

– Quỹ chuẩn bị công tác tổ chức họp Hội đồng KH&CN: tài liệu liên quan, thời gian, địa Điểm, mời các thành viên Hội đồng.

– Hội đồng KH&CN họp, tiến hành đánh giá các đề xuất và kết luận về việc đề xuất triển khai hoặc không triển khai nhiệm vụ.

– Chương trình họp Hội đồng xét chọn:

▪ Ủy viên thư ký Hội đồng đọc Quyết định thành lập Hội đồng xét chọn, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.

▪ Chủ tịch Hội đồng xét duyệt chủ trì buổi họp.

▪ CNĐT và CQCT trình bày tóm tắt Thuyết minh nhiệm vụ KH&CN.

▪ Các thành viên Hội đồng xét duyệt thảo luận, đánh giá nhiệm vụ theo mẫu Phiếu đánh giá xét chọn và gửi lại cho Ủy viên thư ký.

▪ CNĐT và CQCT trả lời các ý kiến của Hội đồng (nếu có).

▪ Trên cơ sở các ý kiến của các thành viên Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng xét duyệt kết luận đề nghị cho triển khai hoặc không cho triển khai nhiệm vụ KH&CN.

▪ Ủy viên Thư ký Hội đồng xét duyệt tổng hợp ý kiến phát biểu của các thành viên, kết luận của Chủ tịch Hội đồng và lập Biên bản họp Hội đồng xét chọn.

– CNĐT và CQCT gửi lại Thuyết minh nhiệm vụ KH&CN đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng (nếu có) cho Quỹ.

c. Giai đoạn thẩm định:

– Quỹ giao cho đơn vị chức năng tiến hành thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN được Hội đồng KH&CN đề xuất triển khai và trình cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp xem xét.

– Cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp xem xét và quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được đề xuất triển khai.

– Quyết định phê duyệt nhiệm vụ KH&CN bao gồm các nội dung:

▪ Thông tin nhiệm vụ KH&CN được duyệt triển khai: tên nhiệm vụ KH&CN, CNĐT và CQCT.

▪ Tổng kinh phí nhiệm vụ KH&CN, trong đó ghi rõ kinh phí từ Quỹ phát triển KH&CN và tiến độ cấp kinh phí.

▪ Thời gian thực hiện nhiệm vụ KH&CN, thời gian nghiệm thu.

▪ Sản phẩm bàn giao của nhiệm vụ KH&CN sau khi nghiệm thu: quy trình công nghệ, máy móc thiết bị, báo cáo kết quả nghiên cứu.

– Quỹ thông báo đến CNĐT và CQCT kết quả xét chọn của nhiệm vụ KH&CN.

d. Giai đoạn triển khai thực hiện:

– Cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ KH&CN thực hiện theo kế hoạch đã được duyệt. Đề xuất và kiến nghị với Quỹ nếu có các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

– Quỹ giám sát việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

đ. Giai đoạn nghiệm thu:

– CNĐT và CQCT chuẩn bị Báo cáo nghiệm thu và hồ sơ quyết toán nhiệm vụ KH&CN gửi cho Quỹ.

– Quỹ tổng hợp các nhiệm vụ KH&CN nghiệm thu, đề xuất thành viên tham gia hội đồng KH&CN nghiệm thu và trình Chủ tịch Quỹ ban hành Quyết định thành lập Hội đồng KH&CN nghiệm thu.

– Quỹ chuẩn bị công tác tổ chức họp Hội đồng KH&CN nghiệm thu: tài liệu liên quan, thời gian, địa Điểm, mời các thành viên Hội đồng.

– Hội đồng KH&CN nghiệm thu tiến hành đánh giá kết quả nhiệm vụ và báo cáo Quỹ về kết quả nghiệm thu.

– Chương trình họp Hội đồng KH&CN nghiệm thu:

▪ Ủy viên thư ký Hội đồng KH&CN đọc Quyết định thành lập Hội đồng KH&CN nghiệm thu, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.

▪ Chủ tịch Hội đồng KH&CN nghiệm thu chủ trì buổi họp.

▪ CNĐT và CQCT trình bày tóm tắt Báo cáo nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN.

▪ Các thành viên Hội đồng nghiệm thu thảo luận, đánh giá theo Phiếu đánh giá nghiệm thu và gửi lại cho Ủy viên thư ký.

▪ CNĐT và CQCT trả lời các ý kiến của Hội đồng KH&CN (nếu có).

▪ Trên cơ sở các ý kiến của các thành viên Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng KH&CN nghiệm thu kết luận nhiệm vụ KH&CN được nghiệm thu hoặc cần được chỉnh sửa, hoàn thiện thêm.

▪ Ủy viên Thư ký Hội đồng nghiệm thu tổng hợp ý kiến phát biểu của các thành viên, kết luận của Chủ tịch Hội đồng và lập Biên bản họp Hội đồng KH&CN nghiệm thu.

▪ CNĐT và CQCT gửi cho Quỹ hồ sơ quyết toán và báo cáo nghiệm thu đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng (nếu có).

– Quỹ xem xét hồ sơ Quyết toán, Báo cáo nghiệm thu hoàn chỉnh của nhiệm vụ KH&CN, gửi các bộ phận chức năng liên quan để trình Chủ tịch Quỹ thông qua.

2. Hội đồng khoa học và công nghệ:

– Hội đồng KH&CN xét duyệt/nghiệm thu có số thành viên tối thiểu là 5 người, trong đó có từ 1 đến 2 thành viên là ủy viên phản biện, bao gồm các cán bộ có kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp, tài chính và trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ mà nhiệm vụ KH&CN đề xuất giải quyết. Hội đồng KH&CN được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Quỹ.

– Doanh nghiệp có thể thuê chuyên gia ngoài doanh nghiệp tham gia đánh giá.

– Mỗi Hội đồng KH&CN có thể tư vấn cho một (01) hoặc một số nhiệm vụ KH&CN (trong trường hợp các nhiệm vụ KH&CN cùng lĩnh vực).

– Thành phần Hội đồng KH&CN xét chọn/nghiệm thu phải đảm bảo có ít nhất 50% số thành viên không công tác tại cơ quan chủ trì đề tài, trong đó có ít nhất 2 thành viên là các chuyên gia có uy tín, trình độ, chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học và công nghệ được giao tư vấn, thành viên còn lại là các nhà quản lý.

– Hội đồng KH&CN xét chọn/nghiệm thu gồm: 01 Chủ tịch, (có thể có 01 Phó Chủ tịch), 01 hoặc 02 Ủy viên phản biện, 01 Ủy viên thư ký và các Ủy viên khác. Ủy viên thư ký Hội đồng là thành viên Quỹ, có nhiệm vụ: chuẩn bị các buổi họp của Hội đồng, ghi biên bản họp, đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) và các nhiệm vụ khác theo quy định.

– Nguyên tắc đánh giá nhiệm vụ KH&CN:

▪ Mỗi thành viên Hội đồng nhận xét và cho Điểm nhiệm vụ KH&CN theo Phiếu đánh giá.

▪ Điểm trung bình của nhiệm vụ KH&CN bằng tổng số Điểm của các thành viên/tổng số thành viên dự họp Hội đồng.

▪ Nếu có phiếu đánh giá có sự chênh lệch Điểm từ 30% so với Điểm trung bình của Hội đồng thì Phiếu đánh giá đó không có giá trị và bị loại bỏ.

▪ Cách xếp hạng nhiệm vụ KH&CN:

+ Không đạt: số Điểm trung bình < 50

+ Đạt: số Điểm trung bình từ 50 – 69

+ Hạng khá: Điểm trung bình từ 70 – 89

+ Hạng xuất sắc: Điểm trung bình từ 90 – 100

– Đối với mỗi nhiệm vụ KH&CN, thành phần Hội đồng từ khi xét chọn đến khi nghiệm thu (đặc biệt là Ủy viên phản biện) được giữ cố định, nếu có thay đổi thì số thành viên thay đổi không vượt quá 1/3 số thành viên ban đầu.

Điều 3. Khoán thực hiện nhiệm vụ KH&CN

– Nhiệm vụ KH&CN được khoán chi theo một trong hai phương thức sau:

+ Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng;

+ Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần.

– Nhiệm vụ được thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng khi đáp ứng đồng thời các Điều kiện sau:

+ Nhiệm vụ CNĐT và CQCT nhiệm vụ thuyết minh và đề xuất thực hiện phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng;

+ Sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ đã được xác định rõ tên sản phẩm cụ thể; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được; số lượng hoặc quy mô sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng;

– Các nhiệm vụ không đủ Điều kiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thì thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần. Các phần công việc khoán chi, phần công việc không khoán chi được xác định trên cơ sở thuyết minh của CQCT và CNĐT.

+ Các phần công việc được giao khoán

a) Công lao động trực tiếp, gồm: công lao động cho các chức danh nghiên cứu; thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia ngoài nước phối hợp trong quá trình nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ.

b) Hội thảo khoa học, công tác trong nước phục vụ hoạt động nghiên cứu.

c) Điều tra, khảo sát thu thập số liệu.

d) Mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phụ tùng phục vụ hoạt động nghiên cứu đã được doanh nghiệp ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật.

đ) Mua dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng, năng lượng, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, báo, tạp chí tham khảo; dịch vụ thuê ngoài; văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in, phô tô tài liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu.

e) Các công việc khác liên quan trực tiếp đến triển khai thực hiện nhiệm vụ.

+ Các phần công việc không được giao khoán

a) Mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu (vật liệu, hóa chất), phụ tùng phục vụ hoạt động nghiên cứu chưa được doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật.

b) Sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, bao gồm: Mua tài sản thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu; sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu.

c) Đoàn ra.

Điều 4. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

– Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

– Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản hồi ý kiến về Quỹ để xem xét, chỉnh sửa và trình người có thẩm quyền cao nhất doanh nghiệp ban hành./.

 
Người có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 02
12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

 

BÁO CÁO TRÍCH LẬP, ĐIỀU CHUYỂN VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Kèm theo tờ khai Quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN)
Kỳ tính thuế: từ ………. đến …………

Tên người nộp thuế: ……………………………………………………………………………….

Mã số thuế:………..

I. Xác định số trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong kỳ tính thuế:

1. Mức trích lập: …………………………….

2. Số tiền trích lập: ………………………….. đồng

II. Theo dõi việc Điều chuyển, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ các kỳ tính thuế trước và kỳ này:

STT Năm trích lập Mức trích lập trong kỳ tính thuế Số tiền trích lập trong kỳ tính thuế Số nhận Điều chuyển trong kỳ tính thuế Số Điều chuyển trong kỳ tính thuế Số tiền đã sử dụng trong kỳ tính thuế trước Số tiền đã sử dụng trong kỳ tính thuế này Số tiền được chuyển sang các kỳ tính thuế sau
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)=(4)+(5)-(6)-(7)-(8)
1
2 ….
….. …..
Tổng cộng

 

Tài liệu kèm theo:

– Bản liệt kê các Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

– Bản liệt kê các Hợp đồng dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ;

– Bản liệt kê các hoạt động khoa học và công nghệ của Quỹ trong kỳ tính thuế.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số: …….

……ngày…tháng…năm……
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Phụ lục Thông tư 12/2016/TTLTT-BKHCN-BTC, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính