Bai viết hướng dẫn BH-KQKD Kế toán bán hàng-KQKD

Cách lập hoá đơn khi danh mục hh, dv nhiều hơn số dòng của một hoá đơn

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

 Trong bài viết này Kế Toán Hà Nội xin được trình bày: Cách lập hoá đơn khi danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một hoá đơn

– Theo quy định khi lập hoá đơn thì phải gạch bỏ phần trống (nếu có). Đối với các trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính thì không cần phải gạch chéo phần còn trống.

– Trường hợp khi danh mục hàng hoá, dịch vụ nhiều hơn số dòng trên một hoá đơn thì theo Điều 19, thông tư 39.2014.TT.BTC quy định như sau:

Cách 1: Lập thành nhiều hoá đơn độc lập

Cách 2: Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hoá đơn

– Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau”

– Dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”

Chỉ tiêu “Số thứ tự” cũng ghi tiếp STT của hoá đơn liền trước đó

– Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác.

– Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên.

– Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế GTGT được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

⇒ Hai cách này rất ít khi được sử dụng vì tốn nhiều hoá đơn và việc ghi hoá đơn nhiều khi cũng hay dẫn đến sai sót lại phải viết lại nên kế toán không hay sử dụng cách này
Cách 3: Sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.

1. Nội dung ghi trên hoá đơn:

Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.

– Các chỉ tiêu khác ghi trên hoá đơn thì vẫn ghi như các hoá đơn bình thường

2.  Nội dung bảng kê:

– Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:

+Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế

+Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền.

Nếu người bán hàng nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT”, “tiền thuế GTGT”, tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế GTGT) đúng với số tiền ghi trên hóa GTGT

Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm”có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

– Nếu kê có hơn một (01) trang: thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tụcphải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

– Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.

Ví dụ 1: Ngày 05/10/2017 Công ty CP Thiết Bị Điện Máy Việt Nam xuất bán cho Công ty TNHH Tuấn Anh 07 chiếc tủ lạnh, 03 chiếc ti vi và 05 chiếc quạt. Các mặt hàng này không cùng một loại và do số dòng trên một hoá đơn không đủ viết hết tất cả các mặt hàng này nên phải sử dụng bảng kê kèm theo hoá đơn để xuất cho khách hàng (Tất cả các mặt hàng này đều chịu thuê suất GTGT là 10%).

Các bước thực hiện thể như sau:

Bước 1: Lập bảng kê (Căn cứ theo hợp đồng đã ký) như sau:

Mời các bạn tải mẫu bảng kê tại đây

Bước 2: Lập hoá đơn GTGT

 

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Cách lập hoá đơn khi danh mục hh, dv nhiều hơn số dòng của một hoá đơn, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính