Thủ tục doanh nghiệp

Các công việc phải làm sau khi thành lập công ty năm 2018

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán: Các công việc phải làm sau khi thành lập công ty năm 2018? Đây chắc chắn là nỗi băn khoăn của nhiều chủ doanh nghiệp và của không ít bạn làm kế toán. Phải làm những thủ tục gì? làm thế nào cho đúng? nộp ở đâu? nộp như thế nào?… và rất nhiều câu hỏi khác. Vậy sau đây Tin tức kế toán xin được hướng dẫn cụ thể các công việc cơ bản cần phải làm đối với một doanh nghiệp mới thành lập.

 1. Công bố thông tin là một trong các công việc phải làm sau khi thành lập Doanh nghiệp.

Theo Quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 , Điều 55 Quyết định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015:

 

Các công việc phải làm sau khi thành lập Doanh nghiệp

Doanh nghiệp công bố thông tin đăng ký DN trên cổng thông tin quốc gia.

Công bố thông tin đăng ký là công việc quan trọng của một trong những công việc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp.

  –  Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì DN sẽ  phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh.

  –  Thời hạn đăng công bố thành lập doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Xem thêm:

>> Hướng dẫn thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

 2. Khắc con dấu và công bố sử dụng con dấu đối với doanh nghiệp mới thành lập.

Kể từ ngày 01/07/2015 Khi Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 có hiệu lực thì Doanh nghiệp được chủ động trong việc khắc con dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu và DN có quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu của mình..

 

Thủ tục khắc con dấu

Khắc dấu, công bố sử dụng con dấu Doanh nghiệp khi mới thành lập DN

Lưu ý:

   +  Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp cần gửi thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

   +  Nếu Doanh nghiệp tự ý sử dụng con dấu mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng (Được quy định tại Khoản 2, Điều 32, Nghị định 50/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư) 

Xem thêm:

>> Doanh nghiệp có được sử dụng nhiều con dấu không?

3. Đăng ký sử dụng nộp thuế điện tử, mua chữ ký số đối với các DN mới thành lập.

  – Để có thể nộp các loại hồ sơ kê khai thuế định kỳ và nộp tiền thuế, phí … các bạn phải đăng ký tài khoản tại website: nhantokhai.gdt.gov.vn của Tổng cục thuế.

  – Liên hệ với các đơn vị để mua chữ ký số, hiện nay có 9 nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng ở Việt Nam đã tích hợp với Cổng thông tin Quốc gia bao gồm: VNPT-CA, CA2, BKAV-CA, VIETTEL-CA, FPT-CA, CK-CA, NEWTEL-CA, SAFE-CA, Smartsign.

Các bạn xem thêm:

>> Hướng dẫn đăng ký nộp thuế điện tử.

Hồ sơ đăng ký có thể nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký mẫu con dấu hoặc nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử (trừ các giấy tờ, văn bản không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cơ quan đăng ký mẫu dấu có trách nhiệm trả kết quả đăng ký mẫu dấu mới.

 4. Đăng ký tài khoản ngân hàng.

Tại sao Doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng?

 – Theo quy định những hóa đơn có Giá trị > 20 triệu (bao gồm cả thuế GTGT) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì mới được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế TNDN.

Khi thanh toán các khoản thuế, lệ phí nộp ngân sách qua mạng điện tử thì cũng phải thông qua tài khoản ngân hàng.

      Do đó khi Doanh nghiệp mới thành lập phải tiến hành mở tài khoản ngân hàng mang tên công ty.

      Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số tài khoản phải thông báo số tài khoản ngân hàng cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Theo Điều 12, Thông tư 95/2016/TT-BTC

Như vậy đây cũng là công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp để doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý đối với các giao dịch cần thông qua ngân hàng.

Xem thêm:

>> Mức phạt doanh nghiệp khi không đăng ký tài khoản ngân hàng.

 5. Về sử dụng hóa đơn cho doanh nghiệp mới thành lập.

Hóa đơn là một trong các công việc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp.

– Đối với doanh nghiệp mới thành lập căn cứ vào phương pháp tính thuế GTGT để xác định sử dụng hình thức hóa đơn nào, cụ thể:

Trường hợp 1: Nếu Doanh nghiệp bạn áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo Phương pháp trực tiếp thì sẽ thuộc đối tượng mua hóa đơn của Cơ quan thuế (Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Xem thêm:

 >> Các trường hợp thuộc đối tượng mua hóa đơn của Cơ quan thuế.

 

Hóa đơn DN mới thành lập

Sử dụng hóa đơn đối với doanh nghiệp mới thành lập

Trường hợp 2: Nếu Doanh nghiệp mới thành lập sử dụng phương pháp tính thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ.

Theo Quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2014/TT-BTC; Khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC

* Các trường hợp được tự in hóa đơn:

  – Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

  – Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn (Bao gồm cả Chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính có thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT)

  – Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn. Với các điều kiện sau:

     +  Đã được cấp mã số thuế.

     +  Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

     +  Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

     +  Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm tự in hóa đơn đảm bảo định kỳ hàng tháng dữ liệu từ phần mềm tự in hóa đơn phải được chuyển vào sổ kế toán để hạch toán doanh thu và kê khai trên Tờ khai thuế GTGT gửi cơ quan thuế.

     +  Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế dưới năm mươi (50) triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in lần đầu trở về trước.

     +  Có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC) và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện.

  – Trước khi tạo hóa đơn phải ra quyết định áp dụng hóa đơn tự in và chịu trách nhiệm về quyết định này.

* Các trường hợp được đặt in hóa đơn.

  –  DN thuộc đối tượng được tạo hóa đơn tự in nhưng không tự in hóa đơn thì được đặt in hóa đơn.

  –  DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ không thuộc đối tượng được tạo hóa đơn tự in và cũng không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Theo Khoản 2, Điều 5; Điều 8 của Thông tư 39/2014/TT-BTC

Xem thêm:

>> Hướng dẫn thủ tục đặt in hoá đơn lần đầu?

 6. Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT?

  –  Theo quy định trước đây.

Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và những cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT < 1 tỷ đồng nếu muốn áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì phải nộp Mẫu 06/GTGT lên cơ quan thuế để đăng ký, trường hợp nếu không gửi mẫu 06/GTGT thì xem như kê khai thuế GTGT theo Phương pháp trực tiếp.

  –  Nhưng kể từ ngày 05/11/2017.

Khi Thông tư 93/2017/TT-BTC ban hành ngày 19/09/2017 (nhằm sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BCT và bãi bỏ khoản 7 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC) có hiệu lực thì các Doanh nghiệp không cần gửi Mẫu 06/GTGT lên cơ quan thuế nữa mà việc xác định phương pháp tính thuế GTGT căn cứ theo Hồ sơ khai thuế do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế. Cụ thể như sau:

  + Nếu đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì gửi tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT, mẫu 02/GTGT đến cơ quan thuế.

  + Nếu đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì gửi tờ khai thuế GTGT mẫu 03/GTGT, mẫu 04/GTGT đến cơ quan thuế. 

Các bạn xem thêm:

>> Thông tư 93/2017/TT-BTC ngày 19/09/2017 – Bãi bỏ việc nộp mẫu 06/GTGT.

>> Công văn 4253/TCT-CS giới thiệu điểm mới của Thông tư 93/2017/TT-BTC.

 7. Kê khai nộp Lệ phí môn bài sau khi thành lập doanh nghiệp.

Lệ phí Môn bài được Quy định tại Nghị định số 319/2016/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2016 và được hướng dẫn bởi Thông tư số 302/2016/TT-BTC ban hành ngày 15/11/2016 và có hiệu lực thi hành  từ ngày 01/01/2017.

   + Trường công ty bạn mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày (kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế)

   + Trường hợp công ty mới thành lập và đã phát sinh hoạt động kinh doanh phải khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lưu ý:

=> Nếu được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng đầu năm DN phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

=> Nếu được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm DN sẽ chỉ phải nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Các bạn xem thêm:

>> Hướng dẫn kê khai nộp thuế môn bài.

 8. Treo biển hiệu tại trụ sở chính của công ty trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập.

Theo Quy định tại Khoản 2, Điều 38, Luật 68/2014/QH13 quy định:

“Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành”

Như vậy khi các Doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc phải treo biển hiệu, nếu không tuân thủ thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng (Theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư)

  9. Đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ.

 “Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện”

Theo Khoản 3, Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC

 Như vậy, trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng Doanh nghiệp cần phải đăng ký Phương pháp trích khấu hao TSCĐ.

Các bạn xem:

 >> Khung trích khấu hao tài sản cố định.

10. Khai trình lao động, đăng ký thang bảng lương lần đầu.

Theo Khoản 2, Điều 93 của Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13:

“Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động

Do đó Doanh nghiệp phải tự xây dựng thang bảng lương để nộp cho Phòng Lao động thương binh xã hội Quận, huyện.

Các bạn xem thêm:

>> Hướng dẫn cách xây dựng thang lương, bảng lương mới nhất 2018.

Mặt khác theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ- CP và Điều 6 Bộ Luật lao động 10/2012/QH13 thì:

 – Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trên đây là những công việc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp mới, khi nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp và địa phương nơi đặt trụ sở chính mà còn có một số thủ tục cần thiết khác.

 Chúc các bạn thành công! 

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Các công việc phải làm sau khi thành lập công ty năm 2018, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính