Cách hạch toán tài khoản TT133 Hạch toán TT133

Cách hạch toán Tài khoản 811 – Chi phí khác theo Thông tư 133

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán: Cách hạch toán Tài khoản 811 – Chi phí khác theo Thông tư 133. Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.

Để phản ánh chi phí khác của doanh nghiệp kế toán sử dụng Tài khoản 811 – Chi phí khác.

THÔNG TIN MỚI NHẤT:

>> Khóa học kế toán thực hành Giảm 50% Học phí

Mời các bạn theo dõi bài hướng dẫn sau của KẾ TOÁN HÀ NỘI về cách hạch toán Tài khoản 811 – Chi phí khác, theo thông tư số 133/2016/TT-BTC, ban hành ngày 26/08/2016, hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (thay thế Chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 138/2011/TT-BTC), có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2017.

Trước khi xem Cách hạch toán Tài khoản 811 – Chi phí khác theo Thông tư 133. Các bạn nên hiểu rõ nguyên tắc hạch toán tài khoản 811 – Chi phí khác.

Cách hạch toán Tài khoản 811 - Chi phí khác theo Thông tư 133
Cách hạch toán Tài khoản 811 – Chi phí khác theo Thông tư 133

I. Nguyên tắc hạch toán khi hạch toán tài khoản 811 – chi phí khác theo TT 133.

Tại điều 66 thông tư 133/2016/TT-BTC, khi hạch toán tài khoản 811 – Chi phí khác phải tuân thủ một số nguyên tắc kế toán sau:

“a) Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:

– Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;

– Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;

– Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;

– Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);

– Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác;

– Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính;

– Các khoản chi phí khác.

 b) Các khoản chi phí không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp..”

II. Kế cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811- Chi phí khác theo TT 133.

Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 811 – Chi phí khác không có số dư cuối kỳ.

III. Cách hạch toán Tài khoản 811 – Chi phí khác theo Thông tư 133.

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán tài khoản 811 – Chi phí khác và các tài khoản liên quan. Căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811 – Chi phí khác và các tài khoản có liên quan. KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu sau.

3.1. Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ.

– Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,…

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

– Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141, 2143) (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 – Tài sản cố định (2111, 2113) (nguyên giá).

– Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 141,…

– Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 138…

Có TK 811 – Chi phí khác.

3.2.  Khi phá dỡ TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141, 2143) (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 – Tài sản cố định (2111, 2113) (nguyên giá).

3.3.  Kế toán chi phí khác phát sinh khi đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác.

 Thực hiện theo quy định của tài khoản 228 (mời các bạn xem tại đây).

3.4. Hạch toán chi phí khác trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp.

 Nếu được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi, đối với các tài sản được đánh giá giảm ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có các TK liên quan.

3.5. Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có các TK 111, 112

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

3.6. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811 – Chi phí khác.

Trên đây Kế Toán Hà Nội đã trình bày Cách hạch toán Tài khoản 811 – Chi phí khác theo Thông tư 133. Mời các bạn xem thêm Cách hạch toán Tài khoản 811 – Chi phí khác theo Thông tư 200 tại đây.

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Cách hạch toán Tài khoản 811 – Chi phí khác theo Thông tư 133, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính