Bài viết cập nhật mới nhất Uncategorized

12 thay đổi về đăng ký kinh doanh 2019 mà DN nhất định phải biết

Tin tức kế toán Thủ tục đăng ký kinh doanh 2019 có nhiều cải cách, trong đó có 12 thay đổi đáng chú ý nhất định phải biết giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và tiền bạc khi đăng ký kinh doanh.

1. Văn bản ủy quyền không bắt buộc công chứng, chứng thực

Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) không bắt buộc phải công chứng, chứng thực (theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp)

Người thành lập doanh nghiệp có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng lý doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Song, hiện nay, đa phần người thành lập doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện thủ tục ĐKDN mà ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện.

Theo đó, khi đăng ký thành lập trong trường hợp này phải gửi kèm văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Trước đây, tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 78/2015/NĐ-CP chỉ nêu văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật, không quy định cụ thể văn bản ủy quyền có cần công chứng, chứng thực không.

Chính điều này dẫn đến việc không thống nhất trong quá trình thực hiện, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh trong quá trình thực hiện.

Do đó, khoản 2 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 11 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã bổ sung quy định văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

2. Không buộc phải đóng dấu trong hồ sơ đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Nghị quyết, Quyết định, Biên bản họp trong hồ sơ đăng ký kinh doanh (ĐKKD).

Đây là quy định hoàn toàn mới được bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP. Có thể thấy, lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là một trong những lĩnh vực đầu tiên không bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng con dấu.

3. Miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định (khoản 1 Điều 33 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Tuy nhiên, nội dung này được quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 55 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp không phải trả phí khi công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Đơn giản hóa hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Theo Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức, khi thành lập công ty phải có một trong các giấy tờ sau:

– Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác;

– Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức là chủ sở hữu công ty.

Hiện nay, không yêu cầu nộp Điều lệ của chủ sở hữu, chỉ cần nộp bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác.

5. Thông báo mẫu dấu qua mạng không cần nộp hồ sơ giấy

Trường hợp thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử, doanh nghiệp chỉ cần gửi Thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử, không phải nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu bằng bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Với thủ tục này, doanh nghiệp sẽ không mất thời gian chờ đợi và như vậy thời gian hoàn thành thủ tục hành chính chỉ trong một thời gian rất ngắn.