Tin tức kế toán: Cách phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở, mức lương cơ bản như thế nào? Mức lương tối thiểu vùng là gì, mức lương cơ sở và mức lương cơ bản là như thế nào? Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn về mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở và lương cơ bản.
Mời các bạn xem thêm:
>>> Hướng dẫn cách tính lương, làm bảng lương mới nhất.
Vậy sau đây các bạn cùng Tin tức kế toán cùng đi tìm cách Phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở, mức lương cơ bản.
Phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở, mức lương cơ bản.
Mức lương. | Đối tượng áp dụng. | Nội dung. |
Mức lương tối thiểu vùng.
|
– NLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
– DN thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật DN. – HTX, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theoHĐLĐ. – Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo HĐLĐ. (Điều 2 Nghị định 153/2016/NĐ-CP). |
Là mức tiền lương mà người sử dụng lao động không được phép trả thấp hơn cho người lao động trong điều kiện làm việc bình thường nhất.
Các bạn xem chi tiết tại đây: Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2017. |
Mức lương cơ sở.(Lương tối thiểu chung). |
Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. | Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ để:
+ Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp. Thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng áp dụng bên. + Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật. + Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. – Từ 01/07/2017 mức tiền lương cơ sở là: 1.300.000 đồng. (Điều 3 NĐ 47/2017/NĐ-CP). |
Mức lương cơ bản. |
Là mức lương do người sử dụng lao động và NLĐ thoả thuận với nhau và được ghi cụ thể trên HĐLĐ. | – Để tính tiền công, tiền lương thực lĩnh của người lao động.
– Như vậy mức lương cơ bản phụ thuộc nhiều vào khả năng, trình độ, năng lực làm việc của người lao động. – Điều kiện: + Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. + Đối với lao động qua đào tạo thì phải cộng thêm ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng nữa. – Từ năm 2015 trở về trước “Lương cơ bản” dùng để phản ánh mức lương để đóng BHXH không tính các khoản phụ cấp trợ cấp khác. Nhưng từ 2016 trở đi thì DN phải tham gia BHXH trên cả các khoản phụ cấp trợ cấp. Mức lương cơ bản > Mức lương tối thiểu vùng. |
Trên đây là cách Phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở, mức lương cơ bản.
Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hình dung rõ như thế nào là mức lương cơ bản, mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng theo quy định mới nhất hiện nay.
Mời các bạn xem thêm:
>>> Hướng dẫn cách tính lương, làm bảng lương mới nhất.
>>> Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn.
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở, mức lương cơ bản, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: