Hoá đơn Hướng dẫn chung về hoá đơn

Hướng dẫn cách viết hoá đơn hàng bán bị trả lại

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán: Hướng dẫn cách viết hoá đơn hàng bán bị trả lại? Hàng hóa bị khách hàng trả lại thường do các nguyên nhân như: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Khi đó đối với các đối tượng mua hàng hay kinh doanh hàng hoá khác nhau mà có cách xử lý cũng khác nhau. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

Cách xử lý đối với hàng bán bị trả lại như thế nào?

Tại điểm 2.8, phụ lục 4 – “Hướng dẫn lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ đối với một số trường hợp” của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 quy định:

“2.8. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).

Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập”

 

Chiếu theo quy định trên thì thủ tục cần có đối với hàng bán bị trả lại. Bao gồm:

Trường hợp 1. Nếu người mua là đối tượng có hóa đơn.

Khi trả lại hàng người bán lập hóa đơn hàng bán trả lại. Trên hoá đơn phải ghi rõ: Hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có). Và bên bán không cần thu hồi hóa đơn đã lập.

Trường hợp 2. Nếu người mua là đối tượng không có hóa đơn.

Khi trả lại hàng, 2 bên phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán phải thu hồi hóa đơn đã lập.

VÍ DỤ về hướng dẫn cách viết hoá đơn hàng bán bị trả lại.

Ví dụ 1. Đối với trường hợp người mua có hoá đơn.

Ngày 20/08/2018 Công ty CP Kỹ Thuật Cơ Điện Lạnh bán cho Công Ty CP Tập Đoàn Kế Toán Hà Nội 05 chiếc điều hoà. Với hoá đơn như sau:

 


Đến ngày 22/08/2018 Công ty Kế toán Hà Nội phát hiện ra có 1 chiếc điều hoà bị lỗi và không hoạt động được. Do đó Công ty KTHN quyết định trả lại chiếc điều hoà đó cho bên bán.

Khi đó, Công ty Kế Toán Hà Nội lập hóa đơn trả lại hàng cho Công ty Cơ Điện lạnh.  Như sau:

 

 

Ví dụ 2: Đối với trường hợp người mua KHÔNG CÓ hoá đơn.

Ngày 15/07/2018, Công ty TNHH Quang Minh xuất bán hàng cho Ông Nguyễn Xuân Huy 02 chiếc màn hình máy tính Sam Sung MG25. Với hoá đơn như sau:

 

Ngày 25/07/2018, Ông Huy phát hiện màn hình bị lỗi và trả lại màn hình.  2 bên  lập “Biên bản trả lại hàng và thu hồi hóa đơn như sau:

 

Hướng dẫn cách viết hoá đơn hàng bán bị trả lại mới nhất

Các bạn xem và tải mẫu Biên bản trả hàng và thu hồi hoá đơn.

TẠI ĐÂY.

 

Trên đây là Hướng dẫn cách viết hoá đơn hàng bán bị trả lại.

Mời các bạn xem thêm:

 >> Cách viết hoá đơn hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT.

 >> Sử dụng hoá đơn chưa thông báo phát hành có bị phạt không?

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Hướng dẫn cách viết hoá đơn hàng bán bị trả lại, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính