Tin tức kế toán Chi phí hoa hồng môi giới thường khá là nhạy cảm. Vì vậy, Để đưa chi phí hoa hồng môi giới trở thành chi phí hợp lý hợp lệ, các kế toán hãy làm theo hướng dẫn của Tin tức kế toán về chi phí hoa hồng môi giới như sau:
Xem thêm:
>> Chi phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý – cách hạch toán theo quy định mới
>> CP lương của GĐ công ty TNHH MTV, DNTN có được cho vào chi phí?
1. Thứ nhất: Các bạn cần hiểu chi phí hoa hồng môi giới là gì?
Chi phí Hoa hồng môi giới là khoản tiền trả cho người làm môi giới cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Định mức chi phí hoa hồng môi giới mới nhất
Căn cứ Khoản 4, Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 quy định:
“Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9”.
m) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
Do vậy chi phí hoa hồng môi giới hiện nay không bị khống chế về định mức nữa.
3. Điều kiện để chi phí hoa hồng môi giới được chấp nhận là chi phí hợp lý
Khoản chi phí hoa hồng môi giới phải phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khoản chi hoa hồng có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
4. Xây dựng quy chế hoa hồng môi giới
Mỗi doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới, chi phí dịch vụ áp dụng thống nhất và công khai trong doanh nghiệp. Hội đồng Quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) phê duyệt quy chế nói trên và gửi cho cơ quan tài chính (cơ quan quản lý vốn, cơ quan thuế) để giám sát thực hiện.
Căn cứ vào quy chế được duyệt, tuỳ theo từng nghiệp vụ mua bán hoặc cung ứng dịch vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà Giám đốc doanh nghiệp quyết định chi hoa hồng cho từng hoạt động môi giới, hoặc từng chi phí dịch vụ.
5. Hồ sơ chi phí hoa hồng môi giới
– Trường hợp Công ty chi trả hoa hồng môi giới cho khách hàng là các tổ chức kinh doanh (cá nhân, doanh nghiệp đăng ký hành nghề môi giới):
Hợp đồng môi giới: trong đó quy định chi tiết về khoản chi môi giới phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá của đơn vị.
Hoá đơn GTGT do khách hàng xuất cho Công ty với thuế suất thuế GTGT 10%.
Chứng từ giao, nhận tiền.
– Trường hợp Công ty chi hoa hồng môi giới cho các cá nhân không đăng ký hành nghề môi giới:
Hợp đồng môi giới: trong đó quy định cụ thể về khoản chi môi giới phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá của đơn vị.
Chứng từ giao, nhận tiền.
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN do Công ty xuất cho khách hàng mỗi lần chi trả hoa hồng môi giới cho khách hàng.
6. Hạch toán hoa hồng môi giới
Hoa hồng môi giới bán hàng
N641
N6421
C111, 112
Hoa hồng môi giới cho những hoạt động sản xuất, dịch vụ khác
N154, N627
C111, 112
Hoa hồng môi giới cho những hoạt động khách hàng khác
N642
C111,112
Xem thêm:
>> Chi phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý – cách hạch toán theo quy định mới
>> CP lương của GĐ công ty TNHH MTV, DNTN có được cho vào chi phí?
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Hướng dẫn xử lý chi phí hoa hồng môi giới, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: