Tài liệu ôn thi đại lý thuế (Cách xác định cá nhân cư trú). Trong đề thi đại lý thuế, các bạn sẽ thường phải xác định tình trạng cư trú của cá nhân. Vậy, Cách xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú được căn cứ theo những tiêu chí nào? Sau đây là Tài liệu ôn thi đại lý thuế (Cách xác định cá nhân cư trú) trong tính thuế TNCN. Mục đích của việc phải xác định tình trạng cư trú của cá nhân là để xác định biểu tính thuế và thu nhập tính thuế, cách tính thuế thu nhập cá nhân đó.
>> Lịch khai giảng lớp ôn thi đại lý thuế – Kế Toán Hà Nội
I. Cách xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú được quy định ở đâu?
Khoản 1 và khoản 2, Điều 1 của Thông tư 111/2013/TT-BTC. Thông tư này ban hành vào ngày 15/08/2013 và có hiệu lực từ 01/10/2013.
Cách xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú cụ thể như sau.
II. Các điều kiện để đáp ứng là CÁ NHÂN CƯ TRÚ.
Để thỏa mãn là cá nhân cư trú cần phải thỏa mãn 1 trong các điều kiện sau:
Điều kiện 1:
Cá nhân phải có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Chú ý: ngày cá nhân đến và ngày cá nhân đi sẽ được tính là 01 ngày. (Căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ khẩu hoặc căn cứ vào giấy thông hành để xác định).
Ví dụ 1: Nếu Ông A nhập cảnh vào ngày 20/05/2019 và xuất cảnh luôn trong ngày 20/05/2019. Thì số ngày Ông A ở Việt Nam được tính là 1 ngày.
Ví dụ 2: Nếu Ông A đến Việt Nam ở từ ngày 21/05/2019 và rời khỏi Việt Nam vào ngày 15/11/2019. Vậy tính số ngày ở tại Việt Nam của Ông A như thế nào? Số ngày ở của Ông A tại Việt Nam để xác định tình trạng cư trú là bao nhiêu?
Việc tính toán số ngày ở trong năm thường xuyên được đặt ra trong đề thi đại lý thuế. Kỹ năng này không khó, tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn hơi bỡ ngỡ. Vậy sau đây mình xin được tính cụ thể như sau:
Tháng | Ngày trong tháng | Ngày ở để tính tình trạng cư trú |
5 | 31 | 11 |
6 | 30 | 30 |
7 | 31 | 31 |
8 | 31 | 31 |
9 | 30 | 30 |
10 | 31 | 31 |
11 | 30 | 15 |
Tổng | 179 |
Như vậy, ta thấy số ngày Ông A ở tại Việt Nam trong năm 2019 là 179 ngày. Chưa đủ điều kiện để là cá nhân cư trú.
>> Địa chỉ ôn thi đại lý thuế uy tín tại Hà Nội.
Tài liệu ôn thi đại lý thuế (Cách xác định cá nhân cư trú) còn được dựa trên những tiêu chí nào? Chúng ta cùng đi sang điều kiện thứ 2.
Điều kiện 2: Cá nhân phải có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam.
Nơi ở thường xuyên tại Việt Nam để xác định tình trạng cư trú phải tuân theo 1 trong các trường hợp sau:
Thứ nhất: Có nơi ở thường xuyên theo pháp luật về cư trú.
Cụ thể như sau:
Thứ hai: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo luật về nhà ở. Đồng thời có thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích sâu hơn về hai trường hợp này nhé!
– Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên như ở mục “thứ nhất”. Nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở trong hợp đồng từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng là cá nhân cư trú. (kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi).
Lưu ý:
- Nhà thuê để ở được nói đến ở đây bao gồm: nhà trọ, nhà khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, ở tại nơi làm việc….
- Không cần phân biệt nhà (phòng) đó do cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Nếu cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế. Mặt khác cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Ví dụ:
Anh A là người Việt Nam có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam làm việc cho công ty KTHN. Anh A được Công ty cử đi thực tập, đào tạo tay nghề tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, thực tế số ngày mà Anh A có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế.
Vậy đối với trường hợp này Anh A được lựa chọn việc xác định tình trạng cư trú của cá nhân tại Việt Nam theo 1 trong 2 trường hợp như sau:
– Nếu Anh A chứng minh là đối tượng cư trú tại Hàn Quốc theo quy định của Hàn Quốc.
=> Thì Anh A được xác định là không cư trú tại Việt Nam.
Do đó Anh A sẽ kê khai thu nhập chịu thuế TNCN phát sinh tại Việt Nam theo thuế suất toàn phần.
– Nếu Anh A không chứng minh là đối tượng cư trú tại Hàn Quốc theo quy định của Hàn Quốc.
=> Thì Anh A được xác định là cư trú tại Việt Nam.
Do đó Anh A kê khai thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam (nếu có) theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Căn cứ để xác định là đối tượng cư trú của nước là “Giấy chứng nhận cư trú”. Hoặc hộ chiếu đối với cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ ký Hiệp định thuế với VN không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú.
III. Điều kiện để xác định CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ.
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện của cá nhân cư trú.
Sau đây là một số lưu ý trong cách xác định kỳ tính thuế.
IV. Tài liệu ôn thi đại lý thuế (Cách xác định cá nhân cư trú) – Lưu ý một số điều về kỳ tính thuế.
– Nếu trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày. Nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.
Có nghĩa là như thế nào?
Ví dụ: Chị Vân là người nước ngoài đến Việt Nam từ ngày 20/4/2018. Trong năm 2018 tính đến ngày 31/12/2018, Chị Vân có mặt tại Việt Nam tổng cộng 150 ngày. Trong năm 2019, tính đến 19/4/2019 ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 60 ngày. Như vậy, kỳ tính thuế đầu tiên của Chị Vân được xác định từ ngày 20/4/2018 đến hết ngày 19/4/2019. Kỳ tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019.
– Nếu trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.
– Đối với cá nhân không cư trú: kỳ tính thuế được tính theo từng lần phát sinh thu nhập.
– Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định (như cửa hàng, quầy hàng) thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh.
Trên đây là Tài liệu ôn thi đại lý thuế (Cách xác định cá nhân cư trú) theo quy định mới nhất tính tới thời điểm hiện nay. Các bạn phải nắm rõ quy định này, vì đây là điều kiện tiền đề để làm các ý tiếp theo trong bài tập thuế TNCN nếu như trong bài thi đại lý thuế bắt chúng ta xác định tư cách cư trú.
Các bạn đang xem “Tài liệu ôn thi đại lý thuế (Cách xác định cá nhân cư trú)”. Các bạn xem thêm nhiều tài liệu ôn thi đại lý thuế nhiều hơn tại các bài viết dưới đây.
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
Đang tải…
- Các văn bản mới nhất về thuế TNCN.
- Tài liệu ôn thi đại lý thuế (Cơ sở pháp lý thuế GTGT)
- Đề thi trắc nghiệm đại lý thuế.
- Kinh nghiệm ôn thi đại lý thuế.
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Tài liệu ôn thi đại lý thuế (Cách xác định cá nhân cư trú), quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: