Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội. Khi bị thanh tra bảo hiểm xã hội, Doanh nghiệp cần soát xét lại các hồ sơ sau:
- Xây dựng thang bảng lương, chú ý nhóm đối tượng qua đào tạo, nặng nhọc độc hại, thời gian nâng lương (tức nâng bậc hàng năm từ bậc 1 lên 2 lên 3…).
- Hợp đồng của các đối tượng trên cần chú ý xếp lương đúng ngạch, đúng bậc trong thang bảng lương. Các điều khoản trong hợp động lao động phải đúng luật.
- Có các quyết định liên quan đến các khoản phụ cấp không đóng BHXH và có đóng BHXH.
- Bảng chấm công phải đúng luật lao động về thời gian làm thêm, làm đêm, nghỉ lễ, tết, nghỉ phép.
- Bảng lương phải chi trả đúng quy định về lương cơ bản, các khoản phụ cấp, các khoản làm thêm, làm đêm, nghỉ lễ, tết, phép. Nhưng đặc biệt phải chú ý làm sao để lương này tổng số các tháng phải khớp bằng đúng báo cáo thuế TNCN.
- Số lượng CBCNV trên bảng công, bảng lương phải bằng đúng trên tờ khai thuế TNCN đã báo cáo (gồm cả đóng BHXH cả không đóng BHXH đã giải trình khớp với báo cáo thuế TNCN).
- Tiền lương, phụ cấp, thưởng …và của toàn bộ CBCNV trong Doanh nghiệp của 12 tháng bằng đúng phát sinh của TK 334 đã báo cáo. Lưu ý phải khớp lương đến từng trăm đồng.
Mời bạn xem thêm:
Hướng dẫn cách tính lương, làm bảng lương mới nhất.
Mẫu bảng thanh toán lương và cách lập bảng lương.
Các khoản phụ cấp không tính đóng BXHN.
I – BỘ HỒ SƠ CHUẨN BỊ PHỤC VỤ THANH TRA BẢO HIỂM.
Khi doanh nghiệp nhận được thông báo bị thanh tra bảo hiểm, cần kiểm tra rà soát lại toàn bộ hồ sơ liên quan đến bảo hiểm, bao gồm:
1. Nội quy lao động.
2. Thang bảng lương.
3. Thỏa ước lao động.
4. Danh sách lao động (có theo dõi ngày vào làm ngày nghỉ làm).
5. Hợp đồng lao động (tất cả mọi người và mọi giai đoạn hợp đồng).
6. Bảng chấm công.
7. Bảng lương chi tiết.
8. Quyết định liên quan đến các khoản phụ cấp cho người lao động.
9. Báo cáo tài chính phần chi phí lương.
10. Quyết toán thuế TNCN.
11. Các phiếu chi, giấy tờ liên quan đến chế độ ốm đau, thai sản, các chế độ khác cho người lao động có liên quan đến BHXH.
12. Các phiếu chi liên quan đến việc thanh toán chế độ cho người nghỉ việc.
13. Biên bản kiểm tra của các đoàn khác có liên quan trước đó (nếu có).
Trên đây là 13 loại giấy tờ liên quan đến người lao động mà doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng trước khi phục vụ đoàn thanh tra bảo hiểm.
Vậy việc thanh tra bảo hiểm, sẽ được thực hiện như thế nào >>> Kế Toán Hà Nội xin được đưa ra Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội thực tế sau, mời bạn cùng theo dõi nhé.
II – QUY TRÌNH THANH TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI.
Trên thực tế, tùy theo mỗi đoàn thanh tra bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp mà cán bộ thanh tra sẽ có những Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội khác nhau. Bằng kinh nghiệm cá nhân, kết hợp với kinh nghiệm tập thể. Tôi xin thay mặt Kế Toán Hà Nội, trình bày quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội hiện nay như sau:
Bước 1. Cán bộ Thanh tra, yêu cầu Doanh nghiệp cung cấp các hồ sơ trên.
Bước 2. Cán bộ Thanh tra, thực hiện so sánh chi phí lương với bảng lương, bảng công thực tế tại Doanh nghiệp giữa các báo cáo, hồ sơ liên quan xem có khớp nhau không, như:
- Kiểm tra hồ sơ lao động, nội dung hợp đồng lao động, thang bảng lương có khớp với hợp đồng không.
- Kiểm tra mức lương trên hợp đồng có khớp với bảng lương không.
- Kiểm tra các khoản phụ cấp có đóng BHXH không (xoáy sâu vào các khoản phụ cấp bắt buộc phải đóng BHXH).
- Kiểm tra các ngày nghỉ chế độ BHXH có trùng với ngày đi làm thực tế không.
- Kiểm tra bảng lương và phụ cấp lương của 12 tháng cộng lại có bằng chi phí lương trên báo cáo tài chính.
- Kiểm tra số lượng nhân viên trên bảng công với số lượng nhân viên trên quyết toán thuế TNCN khớp hay lệch. Nếu lệch phải giải trình tại sao lệch.
- Kiểm tra bảng chi tiết lương về cách thức trả lương, tính thời gian làm thêm, phụ cấp có BHXH hay không BHXH, đúng đủ lao động không, xếp đúng thang bảng lương không.
Bước 3. Cán bộ Thanh tra, kiểm tra các ngày nghỉ phép trả đúng và đủ theo đối tượng lao không.
Bước 4. Cán bộ Thanh tra, kiểm tra các ngày nghỉ lễ, tết xem đúng không, có trả đúng chế độ nếu đi làm thêm không.
Bước 5. Cán bộ Thanh tra, kiểm tra việc làm thêm của NLĐ có được Doanh nghiệp yêu cầu làm thêm đúng quy định không, trả lương đúng quy định không.
Bước 6. Cán bộ Thanh tra, kiểm tra hợp đồng thời vụ, những người không đóng BHXH.
Bước 7. Cán bộ Thanh tra, kiểm tra hợp đồng thử việc đúng hay sai ( thường sai chủ yếu lương không xếp đúng thang bảng lương, thời gian thử việc sai đối tượng theo quy định).
Bước 8. Cán bộ Thanh tra, kiểm tra sự đầy đủ hồ sơ lao động của từng đối tượng lao động.
Bước 9. Cán bộ Thanh tra, kiểm tra thang bảng lương có đúng nhóm đối tượng không, có đúng bậc lương không. (thường các Doanh nghiệp bỏ qua đối tượng nặng nhọc, độc hại, các tiêu chuẩn chức danh chưa khớp với bảng lương thực).
Bước 10. Cán bộ Thanh tra, kiểm tra nội quy lao động xem có đúng đối tượng không, kiểm tra các quy định đúng luật không.
Bước 11. Cán bộ Thanh tra, kiểm tra bảng công những ngày chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức có trùng không.
Bước 12. Cán bộ Thanh tra, kiểm tra những lao động không đóng BHXH thuộc đối tượng nào. Nếu không đóng có chi trả BHXH vào lương không, cách thức trả đúng không. Kiểm tra xem đối tượng đó có phải thuộc đối tượng không phải đóng BHXH không.
Mục đích của việc thanh kiểm tra bảo hiểm xã hội là xem Doanh nghiệp có tuân thủ các chế độ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động không. Nên để tránh bị phạt vì phạm luật bảo hiểm, Doanh nghiệp cần hết sức lưu ý các nội dung trên.
Đến đây chắc bạn đọc đã nắm rõ được Hồ sơ giải trình thanh tra BHXH bao gồm những gì? Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội ra sao?
Kế Toán Hà Nội chúc bạn đọc Sức khỏe và Thành công!