Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Thuế TNDN Thuế TNDN?

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thành lập, tổ chức như thế nào? Tỷ lệ trích lập quỹ là bao nhiêu? Quỹ được chi vào những nội dung nào? Xử lý ra sao khi sử dụng không hết quỹ đã trích lập?. 

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

Từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 đến kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015 >>>  Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 đến nay năm 2018 >>> Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Căn cứ vào thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC Kế toán Hà Nội khái quát lại các nội dung chính như sau:

 1. Cách thức thành lập, tổ chức quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp có thể tổ chức dưới một trong hai hình thức như sau:

+ Thành lập tổ chức không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp.

+ Không thành lập tổ chức Quỹ và do cán bộ của doanh nghiệp kiêm nhiệm thực hiện các hoạt động.

>>> Khi doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo một trong hai hình thức quy định trên thì doanh nghiệp phải làm các việc sau:

+ Doanh nghiệp gửi Quyết định thành lập Quỹ cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Quỹ.

+ Doanh nghiệp gửi Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cùng thời điểm nộp báo cáo trích, sử dụng Quỹ trong kỳ trích lập đầu tiên.

                                                      Theo Điều 3, Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC  

 2. Tỷ lệ trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

– Đối với doanh nghiệp Nhà nước trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ

– Đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì Doanh nghiệp tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

                                         Theo Khoản 1. Điều 4, Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC                 

 3. Quy định về điều chuyển quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Cho phép doanh nghiệp được điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ xuống Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên và ngược lại.

Việc điều chuyển và tỷ lệ điều chuyển nguồn giữa các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ với các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệp thành viên và ngược lại do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc (người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp) quyết định trên cơ sở tỷ lệ trích Quỹ, nhu cầu đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ tại các công ty con, doanh nghiệp thành viên và nhu cầu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của toàn hệ thống.

Việc điều chuyển Quỹ quy định tại Khoản này chỉ áp dụng đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên mà công ty mẹ sở hữu 100% vốn.

Việc điều chuyển Quỹ không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài điều chuyển cho công ty mẹ ở nước ngoài;

+ Công ty mẹ ở Việt Nam điều chuyển cho công ty con ở nước ngoài.

                                                  Khoản 2, Điều 4, Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

 4. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được chi vào những nội dung sau:

4.1. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được sử dụng vào việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh.

– Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

                                                 Xem thêm chi tiết tại Điều 7, Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

4.2. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được sử dụng vào việc Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

– Trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

–  Mua quyền sử dụng, quyền sở hữu về khoa học và công nghệ

–  Mua máy móc, thiết bị có kèm theo các đối tượng chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ (trừ trường hợp đối với các công nghệ thuộc Danh Mục công nghệ hạn chế chuyển giao chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chuyển giao công nghệ) để thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến

– Trả tiền công, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức khoa học và công nghệ để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

– Chi cho các hoạt động sáng kiến.

– Chi cho đánh giá, thử nghiệm, kiểm chuẩn; chi phí quảng bá, thương mại hóa sản phẩm mới, công nghệ mới; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

–  Các Khoản chi nghiên cứu thực hiện dự án, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhưng sản phẩm mới không tiêu thụ được hoặc các dự án này không tiếp tục triển khai và được Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp xác định vì nguyên nhân khách quan.

                                      Xem thêm chi tiết tại Điều 8, Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

4.3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được sử dụng vào đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Hoạt động đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thực hiện theo các nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng như sau:

a) Đào tạo bằng cấp tại các cơ sở giáo dục đại học;

b) Đào tạo theo nhóm nghiên cứu;

c) Đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng Điểm, các lĩnh vực khoa học và công nghệ mới;

d) Nghiên cứu sau đại học;

đ) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng quản lý khoa học và công nghệ.

                                           Xem thêm chi tiết tại Điều 9, Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

4.4. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được sử dụng vào hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ

a) Các hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong nước và ngoài nước: Hoạt động khảo sát, tìm kiếm đối tác, nhu cầu công nghệ trong nước và ngoài nước; các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu chung theo lĩnh vực khoa học và công nghệ được nhà nước khuyến khích, ưu tiên.

b) Hình thức hợp tác về khoa học và công nghệ

Tùy theo các lĩnh vực hợp tác về khoa học và công nghệ, doanh nghiệp hợp tác về khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước được thực hiện theo các hình thức như sau:

– Đặt hàng nghiên cứu khoa học cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai theo hình thức hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

– Chuyển giao công nghệ theo hợp đồng chuyển giao công nghệ;

– Đào tạo nhằm nâng cao trình độ, năng lực khoa học và công nghệ theo hợp đồng đào tạo;

– Thuê tư vấn về đổi mới công nghệ theo hợp đồng tư vấn;

– Hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ cụ thể hoặc theo các lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc cụm ngành, chuỗi sản xuất các sản phẩm mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp;

                             Xem thêm chi tiết tại Điều 10, Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

4.5. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được sử dụng vào hoạt động quản lý Quỹ

 Nội dung chi phục vụ hoạt động quản lý Quỹ bao gồm:

a) Chi lương và các Khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các Khoản đóng góp theo quy định;

b) Chi phụ cấp cho các cán bộ kiêm nhiệm;

c) Chi thuê trụ sở làm việc (nếu có);

d) Chi mua sắm, sửa chữa vật tư văn phòng, tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ;

đ) Chi thanh toán dịch vụ công cộng phục vụ hoạt động của Quỹ;

e) Chi cho các hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

g) Chi phí thuê chuyên gia đánh giá cho Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

h) Chi các Khoản công tác phí phát sinh đi làm các nhiệm vụ của Quỹ;

i) Các Khoản chi khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ.

Lưu ý: Chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý quỹ phải phù hợp với định mức chi và tỷ lệ chi. Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ và tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ do cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định.

                                                               Theo điều Điều 11, Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

>>> LƯU Ý VỀ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ  VÀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, THUẾ

Lưu ý 1: Các Khoản chi từ Quỹ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định.

Lưu ý 2: Các Khoản chi đã được bảo đảm từ nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp không được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.

Lưu ý 3: Trường hợp trong năm bất kỳ, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cho hoạt động khoa học công nghệ vượt mức số dư hiện có tại Quỹ thì phần chênh lệch còn lại giữa số thực chi và số đã trích Quỹ được lựa chọn hoặc lấy từ số trích lập Quỹ của các năm tiếp theo để bù vào số còn thiếu hoặc tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

                                          Theo Khoản 4, 5, 6 Điều 12 Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

Lưu ý 4: Trong thời hạn 05 năm, kể từ khi trích lập, tổng số tiền đã sử dụng  và số tiền nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế không hết 70% số quỹ đã trích lập kể cả nhận Điều chuyển (nếu có) thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên số tiền Quỹ còn lại và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

Trong đó:

– Số tiền đã sử dụng của Quỹ được xác định bằng tổng số tiền đã được quyết toán, số tiền đã tạm ứng và có đầy đủ chứng từ nhưng chưa đủ Điều kiện quyết toán để thực hiện các hoạt động của Quỹ theo các nội dung được phép sử dụng trên (xem mục 4.1 đến 4.5).

– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập Quỹ.

– Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm (hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm) áp dụng tại thời Điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm

                                            Theo Khoản 3 Điều 14 Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

Ví dụ (đối với trường hợp doanh nghiệp không sử dụng hết quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp):

Công ty B, trong báo cáo trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ năm 2022 có số liệu sau:

Năm 2017, Công ty B trích lập Quỹ khoa học công nghệ của doanh nghiệp 10% là 2.000.000.000 đồng >>> 70% số quỹ trích lập là 1.400.000.000 đồng (2.000.000.000 đồng x 70%).

Đến năm 2022, Công ty B mới sử dụng Quỹ cho hoạt động khoa học công nghệ1.200.000.000 đồng (chiếm 60% số Quỹ đã trích lập) >>> Công ty  B sử dụng không hết 70% số quỹ đã trích lập. Số Quỹ doanh nghiệp sử dụng không hết là 800.000.000 đồng (2.000.000.000 đồng – 1.200.000.000 đồng).

+ Giả sử Công ty B nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh là 200.000.000 đồng. Như vậy, tổng số tiền Công ty B đã sử dụng và nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh là: 1.400.000.000 đồng (1.200.000.000 đồng + 200.000.000 đồng) chiếm 70% số Quỹ đã trích lập nên số tiền trích lập Quỹ còn lại 600.000.000 đồng (2.000.000.000 đồng – 1.400.000.000 đồng) Công ty  B không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Giả sử Công ty B không nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh >>> công ty B không sử dụng hết 70% số quỹ đã trích lập >>> Công ty B phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 800.000.000 đồng và số tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó như sau:

Số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp do sử dụng không hết 70% Quỹ (thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian trích lập Quỹ năm 2017 là 20%) là:

800.000.000 đồng x 20% = 160.000.000 đồng.

Số tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp trên là (giả sử lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm là 10%):

160.000.000 đồng x 10% x 2 năm = 32.000.000 đồng.

Mời các bạn tìm hiểu thêm: Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Xử lý Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết và sử dụng không đúng Mục đích TẠI ĐÂY.

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính