Các Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018 hiện nay là gì
Hoá đơn Hướng dẫn chung về hoá đơn Kê khai, nộp thuế Thuế GTGT

Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán: Những Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời cho các câu hỏi mà hiện nay nhiều bạn đang thắc mắc. Như: Hoá đơn điện tử là gì? Đối tượng nào phải sử dụng hoá đơn điện tử? Thời điểm bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử là khi nào? Các loại hoá đơn điện tử?… 

Đây là các câu hỏi xoay quanh HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ trong những ngày gần đây. Vậy sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018.

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

I. Căn cứ pháp lý – Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018.

Nghị định 119/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/09/2018. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2018.

 

 II. Các Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018.

 * Hoá đơn điện tử là gì?

Đến nay hiện nhiều người vẫn còn băn khoăn chưa biết hoá đơn điện từ là gì? Dưới đây là khái niệm về hoá đơn điện tử. 

Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.”

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 119/2018/TT-BTC.

 – Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

Là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế. Bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

 – Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Các Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018 hiện nay là gì

Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018 – Tin tức kế toán.

 * Có những loại hoá đơn điện tử nào?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 119/2018/NĐ-CP, các loại hoá đơn điện tử. Bao gồm:

 – Thứ nhấtHóa đơn giá trị gia tăng.

 => Đó là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

 – Thứ hai: Hóa đơn bán hàng.

 => Đó là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

 – Thứ ba: Các loại hóa đơn khác. Bao gồm:

  + Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử.

  + Phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.

  + Hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác. Nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định 119/2018/TT-BTC.

LƯU Ý: Các loại  Hóa đơn điện tử  phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.

 * Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử là ai?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Các đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử. Bao gồm:

  – Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:

    + Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí. Và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;

    + Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

    + Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.

    + Tổ chức khác.

    + Hộ, cá nhân kinh doanh.

  – Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.

  – Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

  – Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

* Có bắt buộc phải sử dụng hoá đơn điện tử không, nếu có là khi nào?

Thứ nhất: Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018.

Và việc thực hiện hóa đơn điện tử sẽ phải thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020. 

Bên cạnh đó.

 – Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020.Các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.

 – Kể từ ngày 01/11/2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP  ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.

Thứ hai: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước ngày Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (01/11/2018), thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Thứ ba: Đối với các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Để sử dụng trước ngày Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (01/11/2018). Thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31/10/2020 .Và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thứ tư: Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020.

Nếu cơ quan thuế thông báo DN chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu DN chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì DN thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP này cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT

Thứ năm: Đối với DN mới thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020.

Trường hợp cơ quan thuế thông báo DN thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử thì DN thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Nếu DN chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như ý trên

Thứ sáu: Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng Phiếu thu tiền.

Thì các đơn vị này tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng. Bên cạnh đó chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử (hoặc Phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính.

Các bạn đang xem Những Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018 theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

 

Các bạn xem thêm.

 >> Tờ khai đăng ký, thay đổi thông tin sử dụng hoá đơn điện tử.

 >> Như thế nào là hóa đơn hợp pháp, hợp lệ, hợp lý

 >> Hóa đơn điện tử có cần ký, đóng dấu không?

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính