Tin tức kế toán: Những quy định mới nhất về phụ cấp ăn ca năm 2018. Mức chi tiền phụ cấp ăn ca là bao nhiêu để không bị tính thuế TNCN? Điều kiện để được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN? Cơ sở để thực hiện việc tổ chức bữa ăn hay mức chi tiền phụ cấp ăn ca là gì?
>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất
Theo quy định tại điểm g5, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau.
……
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.”
Các Quy định mới nhất về phụ cấp ăn ca năm 2018.
Như vậy, Nếu DN tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như: Trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì khoản phụ cấp này sẽ được miễn thuế TNCN.
Nếu DN không tổ chức nấu ăn mà hỗ trợ trực tiếp bằng tiền. Thì mức chi sẽ do thủ trưởng đơn vị quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước. Nếu khoản tiền nếu hỗ trợ cao hơn mức hướng dẫn thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Trước ngày 15/10/2016, mức tiền hỗ trợ ăn ca là 680.000 đồng. (Theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Thông tư 10/2012/TT-BLĐTBXH).
NHƯNG HIỆN NAY, kể từ ngày 15/10/2016 khi thông tư 26/2016/TT–BLĐTBXH có hiệu lực. Thì tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. – Theo khoản 4, Điều 22, mục 6.
Như vậy, nếu DN chi cho người lao động số tiền ăn ca vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.
=> Thì khoản chênh lệch đó người lao động sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Bên cạnh đó, DN sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý phần tiền ăn vượt mức khi tính thuế TNDN.
Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca được quy định như thế nào?
Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca được thực hiện theo quy định tại thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH. – “HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN GIỮA CA TRONG CÁC CÔNG TY NHÀ NƯỚC”.
– Về MỨC ĂN GIỮA CA.
+ Căn cứ khẩu phần ăn để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, chỉ số giá sinh hoạt và khả năng chi trả của công ty. => Giám đốc công ty sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định mức ăn cho một bữa ăn giữa ca. Nhưng tối đa tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người không quá mức ăn ca theo quy định hiện hành.
+ Khi chỉ số giá lương thực, thực phẩm do Tổng cục thống kê công bố tăng từ 15% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất. Thì sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh mức ăn giữa ca cho phù hợp.
– Về NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN GIỮA CA.
+ Ăn theo ngày thực tế làm việc, kể cả ngày làm thêm.
Đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn trong ngày do công ty lựa chọn. Nhưng tối đa không quá 8 giờ/ngày – Theo quy định tại khoản 1, điều 3, chương II Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994.
+ Ngày không làm việc, kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương. =>Thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền.
+ Những ngày làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn. (dưới 50% số giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca.
+ Ngoài những nguyên tắc nêu trên, công ty có thể quy định thêm các nguyên tắc khác. Nếu xét thấy có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
+ Đối với những công ty sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn không thể đưa chi phí ăn giữa ca vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh thì công ty phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác để có nguồn tổ chức ăn giữa ca.
Trường hợp công ty đã tìm mọi biện pháp để tiết kiệm các chi phí khác nhưng vẫn không đủ nguồn. => Thì Giám đốc công ty trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời chưa thực hiện chế độ ăn giữa ca theo quy định.
Trên đây Các Quy định mới nhất về phụ cấp ăn ca năm 2018.
Mời các bạn xem thêm:
>> Tiền lương làm thêm giờ có bị tính thuế TNCN không?
>> Thu nhập từ tiền kiều hối có được miễn thuế không?
>> Thuế TNCN đối với chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Quy định mới nhất về phụ cấp ăn ca năm 2018, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: