Tin tức kế toán Phụ cấp điện thoại có chịu thuế TNCN không? Nhiều doanh nghiệp có những khoản phụ cấp tiền xăng, phụ cấp điện thoại theo lương cho nhân viên. Điều băn khoăn của không ít các bạn làm kế toán Thuế là xử lý như thế nào đối với các khoản phụ cấp này. Bài viết dưới đây Tin tức kế toán sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề này.
>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất
>>>> Dịch vụ kế toán trọn gói <<<<
Chỉ từ 17.000 đồng/tháng
Xem thêm:
>> Điểm mới cần chú ý của Thông tư 96/2015/TT-BTC về thuế TNDN
>> Mức phạt nộp chậm tiền thuế TNDN mới nhất
1. Phụ cấp điện thoại có chịu thuế TNCN?
Theo khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT-BTC những khoản phụ cấp là thu nhập chịu thuế của người lao động trong đó có quy định:
đ.4 ) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục ,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp sau:
– Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
– Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
– Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của BTC
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các Khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
2. Các Khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các Khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
…”
Nguồn tham khảo: Công văn 5274/TCT-TNCN ngày 09/12/2015
Ngày 21/03/2016 tổng cục thuế ra công văn 1166/TCT-TNCN gửi Cục thuế Bình Định
“- Về Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân: Trường hợp Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.”
3. Kết luận:
– Căn cứ các hướng dẫn trên thì trường hợp nếu khoản phụ cấp tiền điện thoại công ty chi trả cho nhân viên hàng tháng được xác định là khoản khoán chi điện thoại, có quy định tại Hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
– Phần khoán chi cao hơn mức khoán chi phụ cấp tiền điện thoại quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Mời các bạn xem thêm:
>> Điểm mới cần chú ý của Thông tư 96/2015/TT-BTC về thuế TNDN
>> Mức phạt nộp chậm tiền thuế TNDN mới nhất
Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Mức phụ cấp điện thoại tối đa là bao nhiêu?, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: