Mẫu biểu TT133 Sổ sách TT133

Mẫu Sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ và cách lập theo Thông tư 133

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán: Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.

Sau đây Tin tức kế toán xin chia sẻ với các bạn Mẫu sổ cái và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

 I. Mẫu Sổ cái theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

 1. Mẫu số S02c1-DNN 

Tải mẫu về:

 >> Bản word S02c1-DNN

 >> Bản Excel S02c1-DNN

 2. Mẫu S02c2-DNN

 

 Tải mẫu về:

>>  Bản Word S02c2-DNN

 >>  Bản Excel S02c2-DNN

II. Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ cái

 1. Nội dung.

Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.

Số liệu ghi trên Sổ Cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chi tiết hoặc các Sổ (thẻ) kế toán chi tiết và dùng để lập Bảng cân đối tài khoản và Báo cáo Tài chính.

 2. Kết cấu.

Sổ Cái của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tùy theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.

Sổ Cái có 2 loại: Sổ Cái ít cột và Sổ Cái nhiều cột.

+ Sổ Cái ít cột: thường được áp dụng cho những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản.

Kết cấu của Sổ Cái loại ít cột (Mẫu số S02c1-DNN)

– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

– Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.

– Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

– Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

– Cột 1, 2: Ghi số tiền ghi Nợ, ghi Có của tài khoản này.

+ Sổ Cái nhiều cột: thường được áp dụng cho những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp cần phải theo dõi chi tiết có thể kết hợp mở riêng cho một trang sổ trên Sổ Cái và được phân tích chi tiết theo tài khoản đối ứng.

Kết cấu của Sổ Cái loại nhiều cột (Mẫu số S02c2-DNN)

– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

– Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.

– Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

– Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

– Cột 1, 2: Ghi tổng số tiền phát sinh Nợ, phát sinh Có của tài khoản này.

– Cột 3 đến cột 10: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ, bên Có của các tài khoản cấp 2.

 3. Phương pháp ghi sổ.

– Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

– Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Cái ở các cột phù hợp.

– Cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau.

– Cuối tháng, (quý, năm) kế toán phải khóa sổ, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng cân đối tài khoản và Báo cáo tài chính.

>> Xem thêm:  Mẫu sổ cái (dùng cho hình thức chứng từ ghi sổ) và cách lập theo Thông tư 200.

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Mẫu Sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ và cách lập theo Thông tư 133, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính