Dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán tại Cầu Giấy TỐT nhất
Thuế GTGT Thuế khác Thuế môn bài Thuế nhà thầu Thuế tài nguyên Thuế TNCN Thuế TNDN Uncategorized

Kinh nghiệm quyết toán thuế

Kinh nghiệm quyết toán thuế; Quyết toán thuế là gì? Quyết toán thuế như thế nào? Khi nào quyết toán thuế? Cán bộ thuế thường kiểm tra, bắt lỗi gì khi thực hiện quyết toán thuế tại Doanh nghiệp? Đấy là hàng loạt các câu hỏi mà Kế Toán Trẻ thường thắc mắc.
>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất
Kế Toán Hà Nội chuyên nhận làm Dịch vụ kế toán cho các DN; Thực hiện Dịch vụ quyết toán thuế. Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, Chúng tôi xin chia sẻ với Bạn nội dung tổng quát nhất về Kinh nghiệm quyết toán thuế như sau:

Kinh nghiệm quyết thuế Khái quát về quyết toán thuế là gì?

Kinh nghiệm quyết thuế Quyết toán thuế là gì.

Quyết toán thuế là cách thường gọi của Dân kế toán khi có Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. 

Kinh nghiệm quyết thuế Khi nào phải quyết toán thuế.

Không có quy định nào cho biết sau bao nhiêu năm hoạt động thì bị Quyết toán thuế. Theo điều 61 thông tư 156/2013/TT-BTC thì Quyết đinh kiểm tra thuế (Quyết toán thuế) thường được ban hành khi:

  • Cơ sở kinh doanh không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
  • Trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của Cơ sở kinh doanh xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
  • Khi xác định Cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
  • Quyết định kiểm tra thuế  phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.

Mỗi lần khi nhận được thông báo của Cán bộ quản lý là chuẩn bị quyết toán thuế là mỗi lần Kế toán phải lo lắng mất ăn mất ngủ. Vì không biết Doanh nghiệp mình có bị phạt, truy thu thuế hay không? Và bị phạt trên cơ sở nào? Phạt như thế nào?

Kế Toán Hà Nội xin được chia sẻ lỗi thường gặp khi quyết toán thuế. Đây là một trong những Kinh nghiệm quyết toán thuế quan trọng. Nếu khắc phục được các lỗi này thì phòng tránh được rủi ro về thuế cho DN.

Kinh nghiệm quyết toán thuế

Kinh nghiệm quyết thuế Kinh nghiệm quyết toán thuế.

Trong bài viết Kinh nghiệm quyết toán thuế này. Kế Toán Hà Nội xin được chia sẻ các lỗi mắc phải dẫn đến bị phạt về thuế như sau.
Kinh nghiệm quyết toán thuế đối với lĩnh vực xây dựng – Các lỗi thường xảy ra với Doanh nghiệp xây dựng:

– Lỗi Thứ 1: Truy thu thuế do sai thời điểm xuất hóa đơn.

Đó là công trình đã làm xong và nghiệm thu xong rồi. Nhưng do 1 số lý do cho mà Doanh nghiệp không thể xuất hóa đơn. Ví dụ: Có sự chậm trễ trong thanh toán, khách hàng chưa chịu trả tiền >>> Không xuất hóa đơn. Với lỗi này Doanh nghiệp sẽ bị truy lại doanh thu và thuế GTGT tại thời điểm nghiệm thu.
Tránh lỗi này bằng cách rà soát lại Hồ sơ (hợp đồng, biên bản nghiệm thu…) so với hóa đơn.

– Lỗi thứ 2: Chi phí NVL không khớp với Dự toán.

Chi phí Nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung đưa vào công trình không khớp dự toán. Vì có những vấn đề do vô tình hay cố ý dẫn đến:

  • Chi phí NVL đưa vào lớn hơn so với tổng mức nguyên vật liệu ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán.
  • Chi phí tiền lương cao hơn so với tổng mức nhân công ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán
  • Chi phí sản xuất chung đưa vào cao hơn so với tổng mức chi phí sản xuất chung ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán.
  • Chi phí máy thi công đưa vào cao hơn so với tổng mức chi phí máy thi công ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán.

Tránh lỗi này bằng cách rà soát lại chi phí thực tế so với dự toán công trình. 

– Lỗi thứ 3: Đó là Hóa đơn mua Nguyên vật liệu sau ngày nghiệm thu công trình mà không có đủ hồ sơ giải trình.

Trên thức tế khi quyết toán thuế cho các DN xây dựng, nếu kế toán chưa đủ kinh nghiệm xử lý rất hay gặp phải lỗi này. Kinh nghiệm quyết toán thuế của Kế Toán Hà Nội, các bạn cần hoàn thiện hồ sơ sau:

  • Làm Hợp đồng Nguyên tắc khi mua NVL.
  • Làm Biên bản bàn giao hàng hóa. Đảm bảo ngày trên Biên bản là ngày trước khi nghiệm thu và có đánh số biên bản lô gic.
  • Làm Biên bản bàn giao hóa đơn. Trên Biên bản nói rõ hóa đơn xuất cho biên bản bàn giao số bao nhiêu (nhớ không nên ghi ngày của Biên bản giao nhận hàng hóa).

– Lỗi thứ 4: Lỗi dẫn đến bị bóc tách chi phí nhân công, chi phí máy thi công.

  • Kinh nghiệm quyết toán thuế của Kế Toán Hà Nội cho thấy Các DN thường bị bóc tách chi phí nhân công khi: Công trình đã ngừng thi công nhưng vẫn chấm công tính lương và vẫn đưa vào chi phí, hay có một số công ty có chấm công tính lương nhưng lại không có người ký. 
  • Kinh nghiệm quyết toán thuế của Kế Toán Hà Nội cho thấy Các DN thường bị bóc tách chi phí máy thi công do không có định mức dầu cho các ca máy, không có lịch trình điều động xe.

– Lỗi thứ 5: Lỗi bị truy thu do sổ sách, cách theo dõi.

Nếu Kế toán không theo dõi riêng chi phí để tính giá thành của từng công trình; Nguyên liệu, nhân công, sản xuất chung gom làm một cục mà không phân biệt là của công trình nào >>> Khi cán bộ Thuế hỏi không biết là của công trình nào? thì Kinh nghiệm quyết toán thuế cho thấy Doanh nghiệp cũng hay bị phạt đối với trường hợp này.

Kinh nghiệm quyết toán thuế cho thấy các lỗi khác thường gặp dẫn đến phị phạt, truy thu thuế như sau:

– Lỗi về tiền thù lao của Hội đồng quản trị.

Tiền thù lao Hội đồng quản trị, cho thành viên Hội đồng quản trị cần phải có một biên bản họp của Hội đồng cổ đông. Trong biên bản họp phải nhất trí cử các thành viên đó tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành Doanh nghiệp.

– Lỗi bị bóc khỏi chi phí đối với hóa đơn ăn uống (tiếp khách), hóa đơn mua hàng siêu thị, hóa đơn điện nước.

  • Theo thông tư mới thì chi phí tiếp khách không còn bị khống chế như trước nữa. Nhưng điều đáng tiếc là Kế toán không lường hết được đối với khoản chi phí này nên vẫn bị loại khỏi chi phí. Kinh nghiệm quyết toán thuế của Kế Toán Hà Nội, thấy rằng Hóa đơn ăn uống không có Bảng kê đính kèm >>> Không được tính vào chi phí và khấu trừ thuế và đương nhiên là bị phạt.
  • Trên thực tế rất nhiều Sếp đi mua hàng siêu thị về đưa hóa đơn cho Kế toán. Thường Kế toán chưa có kinh nghiệm cứ thấy hóa đơn mang đầy đủ MST, tên công ty… là kê khai thuế và tính vào chi phí. Mà không quan tâm khoản chi phí đó có hợp lệ, hợp lý không >>> Sẽ dẫn đến bị phạt không đáng có.
  • Hóa đơn điện nước có giá trị lớn không mang tên Công ty mà mang tên chủ nhà đối với trường hợp Mượn nhà (không phải là thuê) >>> Sẽ dễ bị phạt. Kinh nghiệm quyết toán thuế của Kế Toán Hà Nội cho thấy cần hợp lý hóa bằng cách thuê Nhà với mức giá thấp thì hợp lý hơn.

– Lỗi liên quan đến Tiền mặt; Tiền gửi; Tiền vay; Chênh lệch tỷ giá.

Kinh nghiệm quyết toán thuế của Kế Toán Hà Nội cho thấy những lỗi hay bị soi và dẫn đến bị phạt của các DN thường là:

  • Âm quỹ tiền mặt mà không có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Âm tiền gửi phải xem xét lại. Vì chỉ có thể là hạch toán nhầm.
  • Lãi vay khi quỹ tiền mặt còn tồn nhiều.
  • Lãi vay khi chưa thu hết vốn điều lệ công ty.
  • Lãi vay của cá nhận vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định.
  • Cán bộ thuế cũng hay soi vào phần Chi phí chênh lệch tỷ giá. Nên các bạn phải thận trọng khi xác định tỷ giá ghi sổ.

Ngoài các lỗi trên khi thực hiện Dịch vụ quyết toán thuế thay cho các DN, Kế Toán Hà Nội thấy rằng các DN còn hay bị phạt khi sổ sách không đầy đủ như:

  • Không có bảng tổng hợp công nợ và công nợ chi tiết.
  • Không có bảng tổng hợp Xuất – Nhập – Tồn và sổ chi tiết kèm NVL, hàng hóa; 
  •  Tài sản mua về không có hóa đơn chứng từ nhưng vẫn trích khấu hao phân bổ.

Trên đây là những lỗi cơ bản khi quyết toán thuế Cán bộ thuế hay soi mà bằng Kinh nghiệm quyết toán thuế nhiều lần, cho nhiều DN tổng hợp lại. Mong rằng qua bài viết “Kinh nghiệm quyết toán thuế” giúp Bạn đọc có thêm kinh nghiệm xử lý kế toán thực tế, tránh được rủi ro về thuế cho Doanh nghiệp.

Mời Bạn đọc xem thêm:

 Các bước kiểm tra trước khi quyết toán thuế.

 Chứng chỉ đại lý thuế, có thể giúp bạn thăng tiến trong nghề Kế toán.