Tin tức kế toán Các doanh nghiệp khi mới chuyển đổi sử dụng từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử thường gặp nhiều vấn đề vướng mắc.
Dưới đây là một số khúc mắc thường gặp về hóa đơn điện tử và cách xử lý, doanh nghiệp có thể tham khảo.
1. Khi thay đổi chỉ tiêu không bắt buộc trên hoá đơn không phải thực hiện thông báo với cơ quan thuế không?
Câu hỏi: Công ty chúng đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Trên mẫu hóa đơn có thể hiện thông tin ngân hàng. Sau đó ngân hàng thay đổi tên, mọi thông tin khác không thay đổi. Như vậy công ty chỉ cần làm thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn theo mẫu TB04/AC (mẫu TB04/AC không có chỉ tiêu thay đổi tên ngân hàng) hay phải làm thủ tục hủy hóa đơn và phát hành hóa đơn mới?
Trả lời: Trường hợp Công ty đã thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử, trên hóa đơn có chỉ tiêu thông tin ngân hàng, nay Ngân hàng thay đổi tên ngân hàng dẫn đến thay đổi thông tin tên ngân hàng trên hóa đơn (không thuộc tiêu chí bắt buộc trên hóa đơn) thì Công ty không phải thực hiện thông báo với cơ quan thuế.
(Trích tài liệu Hội nghị đối thoại giữa CT TPHCM và DN ngày 13/9/2018)
2. Hóa đơn điện tử ghi ngày hóa đơn 31/8/2018 nhưng ký chữ ký số ngày 05/9/2018 thì khai thuế tháng nào?
Câu hỏi: Trường hợp hóa đơn điện tử ghi ngày hóa đơn 31/8/2018 nhưng ký chữ ký số ngày 05/9/2018. Như vậy Công ty ghi nhận chi phí và kê khai thuế đầu vào tháng 8 hay tháng 9 là đúng (dịch vụ phát sinh và hoàn thành tháng 8/2018)?
Trả lời: Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Thông tư số 96/2015/TT-BTC;
Về nguyên tắc, nguời bán hoàn thành việc cung cấp dịch vụ tháng 8/2018 thì phải lập hóa đơn khi hoàn thành dịch vụ. Trường hợp người bán lập hóa đơn điện tử có ngày lập (31/8/2018) khác ngày ký (05/9/2018) thì hóa đơn này không phù hợp.
(Trích tài liệu Hội nghị đối thoại giữa CT TPHCM và DN ngày 13/9/2018)