Có rất nhiều câu hỏi gửi đến Kế Toán Hà Nội rằng chậm đăng ký giảm trừ gia cảnh có được giảm trừ gia cảnh không?
Kế Toán Hà Nội xin trả lời một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất các vấn đề sau liên quan đến câu hỏi Chậm đăng ký giảm trừ gia cảnh có được giảm trừ gia cảnh không?
Căn cứ vào 111/2013/TT- BTC và thông tư 95/2016/TT-BTC, ta thấy tùy theo từng nhóm người phụ thuộc, từng trường hợp nộp tờ khai thuế TNCN mà có thời gian đăng ký giảm trừ gia cảnh để được tính giảm trừ gia cảnh khác nhau.
Căn cứ vào tiết c.2.3 điểm c khoản 1 điều 9 thông tư 111/2013/TT- BTC ta có:
“c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.”
Và căn cứ vào khoản 4 và khoản 5 thuộc điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BTC ta có:
“4. Cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân đăng ký thuế cho người phụ thuộc cùng với thời hạn thực hiện thủ tục Đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
5. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời Điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.”
Từ 2 thông tư này, kết hợp lại ta thấy có: 2 nhóm người phụ thuộc; 2 trường hợp nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN >>> với 2 quy định về thời gian đăng ký giảm trừ gia cảnh để được tính giảm trừ gia cảnh khác nhau. Đó là:
Nhóm đối tượng giảm trừ gia cảnh (người phụ thuộc) quy định tại mục tiết d1, d2, d3 điểm d, khoản 1, điều 9 thông tư 111/2013/TT- BTC, bao gồm:
- Là con của đối tượng kê khai tính thuế TNCN như: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng đủ điều kiện được tính giảm trừ gia cảnh.
- Là Vợ hoặc chồng của của đối tượng kê khai tính thuế TNCN.
- Là Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của của đối tượng kê khai tính thuế TNCN.
Ta có kết luận với 2 trường hợp như sau:
a) Trường hợp người nộp thuế TỰ ĐI quyết toán thuế TNCN tại cơ quan thuế >>> thì phải đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất vào ngày 31/3 của năm sau năm tính thuế (thời hạn cuối nộp tờ khai quyết toán) >>> là được tính giảm trừ gia cảnh cho cả năm trước (năm thực hiện quyết toán thuế TNCN). Thời gian được tính giảm trừ là kể từ khi phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
b) Trường hợp người nộp thuế ỦY QUYỀN cho cơ quan chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế TNCN >>> thì phải đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất vào ngày 21/3 của năm sau năm tính thuế (chậm nhất 10 ngày trước thời điểm nộp hồ sơ Quyết toán thuế TNCN hằng năm) >>> là được tính giảm trừ gia cảnh cho cả năm trước (năm thực hiện quyết toán thuế TNCN). Thời gian được tính giảm trừ là kể từ khi phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Để hiểu rõ hơn về câu hỏi chậm đăng ký giảm trừ gia cảnh có được giảm trừ gia cảnh không, mời bạn tham khảo ví dụ sau:
Bạn A là nhân viên Công ty B từ tháng 1/2017; ủy quyền cho Công ty B quyết toán thuế TNCN. Bạn sinh con vào tháng 3 năm 2017. Nhưng đến tháng 8 năm 2018 Công ty B mới gửi hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh cho con bạn A.
Với số liệu trên, kết hợp với quy định trên ta thấy:
- Bạn A KHÔNG ĐƯỢC tính giảm trừ gia cảnh cho con đối với tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2017.
- Bạn A ĐƯỢC tạm tính giảm trừ gia cảnh từ tháng 8 năm 2018. Và khi thực hiện quyết toán thuế năm 2018 bạn A sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là con của bạn A kể từ tháng 01/2018.
Nhóm đối tượng giảm trừ gia cảnh (người phụ thuộc) quy định tại mục tiết d4, điểm d, khoản 1, điều 9 thông tư 111/2013/TT- BTC, bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế.
- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của đối tượng nộp thuế.
- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế..
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác của đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Người phụ thuộc ở nhóm giảm trừ gia cảnh này >>> để được tính giảm trừ gia cảnh phải đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế. Nếu đăng ký sau ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế không được tính giảm trừ gia cảnh.
Như vậy đến đây bạn đã trả lời được Chậm đăng ký giảm trừ gia cảnh có được giảm trừ gia cảnh không?
> > Chậm đăng ký giảm trừ gia cảnh so với quy định KHÔNG ĐƯỢC tính giảm trừ gia cảnh bạn nhé. Bạn hãy căn cứ vào thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với từng trường hợp mà có kế hoạch đăng ký đúng thời hạn quy định bạn nhé.
Lưu ý thêm về người phụ thuộc và giảm trừ gia cảnh:
- Cá nhân phải đảm bảo người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ cho 1 người nộp thuế trong năm quyết toán thuế.
- Người phụ thuộc chưa được cấp MST vẫn sẽ được giảm trừ nếu người phụ thuộc đã đăng ký và có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.
- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là người không nơi nương, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng không vượt quá 1 triệu đồng mà cá nhân đang trực tiếp nuôi dưỡng bao gồm:
- Bản chụp CMND hoặc giấy khai sinh.
- Bản kê khai về người trực tiếp phải nuôi dưỡng mẫu có xác nhận của UBND cấp xã/phường Mẫu 09. Mời bạn tải Mẫu 09 TẠI ĐÂY và Mẫu 20 DK-NPT TẠI ĐÂY.
- Bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu); Bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu)
- Các giấy tờ hợp pháp khác để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo đúng quy định của pháp luật (nếu có).
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chậm đăng ký giảm trừ gia cảnh có được giảm trừ gia cảnh không? của Kế Toán Hà Nội.