Hồ sơ, tài liệu làm căn cứ hạch toán TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê, phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu đối với TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê.
1. Hồ sơ, tài liệu làm căn cứ hạch toán TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê.
Mọi trường hợp TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê, đều phải lập biên bản, xác định nguyên nhân, trách nhiệm vật chất và xử lý theo chế độ tài chính và quy chế tài chính của doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm:
– Biên bản kiểm kê tài sản cố định, kết luận của Hội đồng kiểm kê;
– Biên bản xử lý tài sản cố định thiếu;
– Hồ sơ gốc tài sản cố định thiếu.
2. Hạch toán kế toán tài sản cố định phát hiện thiếu khi kiểm kê.
Căn cứ vào nguyên tắc kế toán các tài khoản liên quan; căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản liên quan, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về TSCĐ phát hiện thiếu theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT- BTC như sau:
2.1. Trường hợp TSCĐ thiếu có quyết định xử lý ngay.
2.1.1. Đối với TSCĐ thiếu dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị hao mòn)
Nợ các TK 111, 112, 334, 138(1388) (nếu người có lỗi phải bồi thường)
Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá) (thông tư 200)
Có TK 2111 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá) (thông tư 133).
2.1.2. Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án (áp dụng đối với thông tư 200):
Phản ánh giảm TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị hao mòn)
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 1388 (nếu người có lỗi phải bồi thường)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)
Có các TK liên quan (tùy theo quyết định xử lý).
2.1.3. Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:
Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị hao mòn)
Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá) (TT200)
Có TK 2111 – TSCĐ hữu hình ( nguyên giá) (TT133).
Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:
Nợ các TK 111, 112 1388 (nếu người có lỗi phải bồi thường)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)
Có TK 3532 – Quỹ phúc lợi.
2.2. Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý.
2.2.1. Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Phản ánh giảm TSCĐ thiếu, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị hao mòn)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) (giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá) (TT200)
Có TK 2111 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá) (TT133).
Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (tiền bồi thường)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (nếu người có lỗi phải bồi thường)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)
Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381).
2.2.2. Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án (áp dụng đối với thông tư 200):
Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị hao mòn)
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, ghi:
Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).
Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 334,…
Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.
Đồng thời phản ánh số thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có các TK liên quan (TK 333, 461,…).
2.2.3. Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:
Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị hao mòn)
Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá) (TT200)
Có TK 2111 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá) (TT133).
Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, ghi:
Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 3532 – Quỹ phúc lợi.
Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 334,…
Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.
Mời các bạn tìm hiểu về cách hạch toán phát hiện thừa TSCĐ tại đây
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Cách hạch toán tài sản cố định phát hiện thiếu khi kiểm kê theo TT200&TT133, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: