Cách hạch toán lãi vay phải trả
Cách hạch toán tài khoản TT133 Cách hạch toán tài khoản TT200 Hạch toán TT133 Hạch toán TT200

Cách hạch toán lãi vay phải trả

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Hướng dẫn cách hạch toán lãi vay phải trả trong các trường hợp: Trả lãi vay theo định kỳ; Trả trước lãi trước cho nhiều kỳ; Trả lãi vay sau khi đáo hạn hợp đồng vay.

Theo hướng dẫn tại điều Tại điều 63 thông tư 133/2016/TT-BTC và điều Tại điều 90 thông tư 200/2014/TT-BTC  thì Chi phí lãi vay trong kỳ được hạch toán vào tài khoản 635 – Chi phí tài chính.

Nhưng các bạn Kế toán cần lưu ý không phải chi phí lãi vay nào hạch toán vào tài khoản 635 cũng được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Nhưng lãi vay phải trả có được tính vào hay không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì đều phải hạch toán kế toán. Phần chi phí lãi vay không được tính vào chi phí được trừ, Kế toán sẽ phải điều chỉnh giảm chi phí trênTờ khai quyết toán thuế TNDN – Mẫu số 03/TNDN điền vào chỉ tiêu B4.

Chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí được trừ như sau:

– Vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế: Tính theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay vốn.

– Vay của các đối tượng khác: Theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay vốn nhưng tối đã không quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Lưu ý thêm: Tại thời điểm vay vốn thì Doanh nghiệp phải đã thu hết vốn điều lệ; Tồn quỹ tiền mặt trên sổ quỹ phải hợp lý (không được quá nhiều).

  Xem thêm chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN.

Cách hạch toán lãi vay phải trả trong các trường hợp cụ thể như sau:

1. Cách hạch toán lãi vay phải trả khi trả lãi vay theo định kỳ:

Khi thực trả lãi vay, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 635

Có TK 111, 112.

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng C. Hợp đồng tín dụng như sau:

– Vay vốn kinh doanh với số tiền là 1.000.000.000 đ;

– Lãi suất 12%/năm;

– Kỳ hạn vay là 3 tháng từ ngày 15/5/2018 đến 15/8/2018;

– Lãi vay trả bằng tiền TGNH vào cuối mỗi tháng.

Cách hạch toán lãi vay phải trả tại công ty A như sau:

Kỳ trả lãi thứ nhất vào ngày 31/5/2018, khi trả lãi kế toán ghi:

Nợ TK 635: (1,000,000,000 đ x 12%/năm)/365 ngày x 17 ngày = 5,589,041 đ

Có TK 112: (1,000,000,000 đ x 12%/năm)/365 ngày x 17 ngày = 5,589,041 đ

Kỳ trả lãi thứ hai vào ngày 30/6/2018, khi trả lãi kế toán ghi:

Nợ TK 635: (1,000,000,000 đ x 12%/năm)/365 ngày x 30 ngày = 9,863,014 đ

Có TK 112: (1,000,000,000 đ x 12%/năm)/365 ngày x 30 ngày = 9,863,014 đ

Kỳ trả lãi thứ ba vào ngày 31/7/2018, khi trả lãi kế toán ghi:

Nợ TK 635: (1,000,000,000 đ x 12%/năm)/365 ngày x 31 ngày = 10,191,781 đ

Có TK 112: (1,000,000,000 đ x 12%/năm)/365 ngày x 31 ngày = 10,191,781 đ

Kỳ trả lãi thứ tư (kỳ cuối) vào ngày 15/8/2018, khi trả lãi kế toán ghi:

Nợ TK 635: (1,000,000,000 đ x 12%/năm)/365 ngày x 15 ngày = 4,931,407 đ

Có TK 112: (1,000,000,000 đ x 12%/năm)/365 ngày x 15 ngày = 4,931,407 đ

Cách hạch toán lãi vay phải trả
Cách hạch toán lãi vay phải trả

2. Cách hạch toán lãi vay phải trả khi trả lãi vay trước cho nhiều kỳ:

Khi thực trả lãi vay, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước

Có TK 111, 112.

Định kỳ phân bổ dần lãi vay vào chi phí, kế toán ghi sổ số lãi vay được phân bổ:

Nợ TK 635

Có TK  242.

Ví dụ: Doanh nghiệp X  ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng D. Hợp đồng tín dụng như sau:

– Vay vốn kinh doanh với số tiền là 500,000,000 đ;

– Lãi suất 10%/năm;

– Kỳ hạn vay là 2 tháng từ ngày 1/3/2018 đến 31/5/2018;

– Lãi vay trả bằng TIỀN MẶT vào ngày nhận tiền vay (ngày 1/3/2018).

Cách hạch toán lãi vay phải trả tại Doanh nghiệp X như sau:

Ngày 1/3/2018 thực hiện trả lãi vay từ ngày 1/3/2018 đến hết ngày 31/5/2018 (92 ngày), Kế toán ghi sổ

Nợ TK 242: (500,000,000 đ x 10%/năm)/365 ngày x 92 ngày = 12,602,740 đ

Có TK 111: (500,000,000 đ x 10%/năm)/365 ngày x 92 ngày = 12,602,740 đ

Định kỳ (cuối mỗi tháng) kế toán thực hiện phân bổ lãi vay như sau:

+ Cuối tháng 3/2018, phân bổ và ghi sổ:

Nợ TK 635: (12,602,740 đ)/92 ngày x 31 ngày = 4,246,575 đ

Có TK 242: (12,602,740 đ)/92 ngày x 31 ngày = 4,246,575 đ

+ Cuối tháng 4/2018, phân bổ và ghi sổ:

Nợ TK 635: (12,602,740 đ)/92 ngày x 30 ngày = 4,109,590 đ

Có TK 242: (12,602,740 đ)/92 ngày x 30 ngày = 4,109,590 đ

+ Cuối tháng 5/2018, phân bổ và ghi sổ:

Nợ TK 635: (12,602,740 đ)/92 ngày x 31 ngày = 4,246,575 đ

Có TK 242: (12,602,740 đ)/92 ngày x 31 ngày = 4,246,575 đ

3. Cách hạch toán lãi vay phải trả khi trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng vay vốn:

Hàng kỳ (thường là tháng) trích trước lãi vay vào chi phí, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 635

Có TK 335

Khi kết thức hợp đồng vay, thực hiện chi trả lãi vay, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 335

Có TK 111, 112

Ví dụ: Cơ sở kinh doanh Y ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng T. Hợp đồng tín dụng như sau:

– Vay vốn kinh doanh với số tiền là 200,000,000 đ

– Lãi suất 12,5%/năm.

– Kỳ hạn vay là 2 tháng từ ngày 1/10/2018 đến 30/11/2018.

– Lãi vay trả bằng TGNH vào ngày kết thúc kỳ hạn vay (ngày 10/11/2018).

Cách hạch toán lãi vay phải trả tại Cơ sở kinh doanh Y như sau:

Cuối tháng 10/2018 (31/10/2018) trích trước lãi vay vào chi phí, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 635: (200,000,000 đ x 12.5%/năm)/365 ngày x 31 ngày = 2,123,288 đ

Có TK 335: (200,000,000 đ x 12.5%/năm)/365 ngày x 31 ngày = 2,123,288 đ

Cuối tháng 11/2018 (30/11/2018) trích trước lãi vay vào chi phí, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 635: (200,000,000 đ x 12.5%/năm)/365 ngày x 30 ngày = 2,054,795 đ

Có TK 335: (200,000,000 đ x 12.5%/năm)/365 ngày x 30 ngày = 2,054,795 đ

Vào ngày 30/11/2018 kết thúc hợp đồng vay, Cơ sở kinh doanh Y thực hiện trả lãi vay cho Ngân  hàng T bằng TGNH, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 335: 4,178,083 đ

Có TK 112: 4,178,083 đ.

Trong cả 3 trường hợp trên nếu có phát sinh các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 635

Có TK 111, 112…

Cảm ơn Bạn đã theo dõi Cách hạch toán lãi vay phải trả do Kế Toán Hà Nội trình bày. Chúc bạn sức khỏe và thành công với Nghề Kế Toán. Nếu bạn muốn nâng cao vai trò cũng như vị trí của bản thân trong Doanh nghiệp, tìm hiểu thêm về Chứng chỉ đại lý thuế.