Cách đặt tên doanh nghiệp
Thủ tục doanh nghiệp

Cách đặt tên Doanh nghiệp theo đúng quy định

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán: Cách đặt tên Doanh nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật? – Đây hẳn là câu hỏi của nhiều người khi có ý định thành lập công ty. Đặt tên công ty như thế nào cho đúng theo quy định?Vậy làm thế nào để đặt tên công ty mình thật hay? riêng biệt mà vẫn đúng theo quy định? phù hợp với ngành nghề kinh doanh?

Sau đây Tin tức kế toán sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết Cách đặt tên Doanh nghiệp theo đúng quy định.

 1. Tên doanh nghiệp.

Theo Điều 38 Luật 68/2014/QH13 quy định.

  Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

– Quy định đặt tên loại hình doanh nghiệp.

   + Được viết là: “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

   + Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần.

   + Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh.

   + Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

 – Quy định đặt tên riêng.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ:

 – Loại hình công ty của bạn chọn là “Trách nhiệm hữu hạn”.

 – Tên riêng công ty bạn muốn đặt là “Việt Tín”.

 => Thì tên công ty của bạn là “Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Tín”.

Hoặc cũng có thể viết tắt là “Công ty TNHH Việt Tín”

Lưu ý.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính. Ngoài ra gắn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. .

Đồng thời phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

2. Những điều bị pháp luật cấm khi đặt tên công ty.

 

Những điều cấm khi đặt tên công ty

Những điều bị cấm khi đặt tên doanh nghiệp.

–  Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

–  Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp. Trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Theo Điều 39 Luật 68/2014/QH13. –

Vậy, như thế nào là vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc khi đặt tên doanh nghiệp?

Theo Điều 2 Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn Hóa quy định.

Những trường hợp đặt tên DN sau đây vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc.

 Sử dụng tên trùng tên danh nhân. Trừ các trường hợp sau đây.

  + Người thành lập DN khi đặt tên DN theo tên riêng của mình. Nhưng trùng một phần hoặc toàn bộ tên danh nhân. Thì phải đặt đầy đủ họ, tên theo đúng tên ghi trong Giấy khai sinh của người thành lập doanh nghiệp.

  + DN do nhiều tổ chức, cá nhân sáng lập dự định đặt tên riêng doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng tên riêng của một trong số những người sáng lập. Nhưng trùng với tên danh nhân thì việc đặt tên doanh nghiệp được thực hiện theo quy định như trường hợp bên trên.

  + Trường hợp đặt tên riêng DN bằng cách sử dụng tên ghép của tổ chức, cá nhân sáng lập. Nhưng trùng với tên danh nhân thì phải có dấu gạch nối (-) giữa các tên tổ chức, cá nhân sáng lập được ghép.

–  Sử dụng tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược. Tên những nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ.

–  Sử dụng tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm. Hoặc những người có tội với đất nước, với dân tộc.

–  Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử theo quy định của pháp luật.

Đặt tên doanh nghiệp vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc?

Theo Điều 3 Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn Hóa quy định.

Những trường hợp đặt tên doanh nghiệp sau đây vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

–  Sử dụng từ ngữ, ký hiệu mang ý nghĩa dung tục, khiêu dâm, bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội.

–  Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự đe dọa, xúc phạm, phỉ báng, lăng mạ, bôi nhọ, khiếm nhã đối với tổ chức, cá nhân khác.

–  Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự phân biệt, kỳ thị vùng miền, dân tộc, tôn giáo, chủng tộc, giới.

–  Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc theo quy định của pháp luật.

 3. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp.

 

Tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của DN

Tên viết tắt, tên nước ngoài của Doanh nghiệp.

–  Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài.

Là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.

Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên. Hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Trường hợp DN có tên bằng tiếng nước ngoài. Tên bằng tiếng nước ngoài được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt.

–  Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

– Theo Điều 40 Luật 68/2014/QH13. –

 4. Cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

–  Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

–  Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

–  Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Theo Điều 41 Luật 68/2014/QH13.

 5. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn khi đặt tên doanh nghiệp?

 

Tên trùng, tên gây nhầm lẫn của DN

Tên DN như thế nào là trùng và gây nhầm lẫn.

–  Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp khác đã đăng ký.

 –  Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

  + Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.

  + Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

  + Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

  + Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.

  + Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_” (không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký).

  + Tên riêng của DN đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của DN cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của DN đã đăng ký. (không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký).

  + Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự. (không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký).

– Theo Điều 42 Luật 68/2014/QH13.

 Như vậy, ta có thể thấy rằng tên Công ty vô cùng quan trọng.

Nó tạo nên sự khác biệt, góp phần tạo nên thương hiệu quảng cáo. Từ đó tạo nên sự thành công cho công ty chứ không đơn thuần là cái tên xuất hiện trên văn bản pháp lý. 

    Một điều lưu ý cho DN trước khi tiến hành đặt tên. Đó là các bạn nên tra cứu tên doanh nghiệp tại Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích là để tránh sự trùng hợp, nhầm lẫn. Bởi vì cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Trên đây là cách đặt tên Doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện nay.

Chúc các bạn thành công!

 

Các bạn xem thêm:

=> Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

=> Các công việc phải làm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Cách đặt tên Doanh nghiệp theo đúng quy định, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính