Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 10%
Thuế GTGT Thuế GTGT là gì?

Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 10%

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán: Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 10% năm 2018 được quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC đánh vào các mặt hàng tiêu dùng thông thường.

 >> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

 I. Dưới đây là cơ sở pháp lý mới nhất hướng dẫn về các đối tượng chịu thuế suất GTGT 10% tính đến năm 2018:

Đối tượng chịu thuế suất GTGT 10% được quy định tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC  ban hành ngày 31/12/2013. (Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, thay thế Thông tư 06/2012/TT-BTC và Thông tư 65/2013/TT-BTC)

 

Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 10%

Quy định về các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế suất GTGT 10% – Năm 2018

II. Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 10%.

1. Thuế suất GTGT 10% được áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9, Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Cụ thể:

 + Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Đối tượng không chịu thuế GTGT”

    => Quy định này được sửa đổi bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC và Thông tư 130/2016/TT-BTC.

+ Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Thuế suất 0%”

   => Được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC.

+ Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Thuế suất GTGT 5%”

   => Hiện nay đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC

 

Các bạn xem chi tiết tại các bài viết:

 >> Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 0%

 >> Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 5%

 >> Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

 – Các mức thuế suất GTGT 5%, 10% sẽ được ÁP DỤNG THỐNG NHẤT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

 Ví dụ: Mặt hàng nước ngọt thuộc đối tượng áp dụng thuế suất GTGT 10% thì đối với mặt hàng nước ngọt này ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại sẽ đều phải chịu thuế suất GTGT 10%.

Các bạn lưu ý rằng: sẽ không bao gồm các hàng hóa dịch vụ được quy định ở Điều 4, Điều 9, Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC nhé!

2. Trường hợp DN không chỉ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc các đối tượng chịu thuế suất GTGT 10% mà gồm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có các mức thuế suất khác nhau thì kê khai, nộp thuế như thế nào?

Trường hợp 1: Nếu phân biệt được rõ ràng từng mức thuế suất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ thì phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp 2: Nếu Doanh nghiệp không xác định được từng mức thuế suất cho từng hàng hóa, dịch vụ thì sẽ phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất GTGT CAO NHẤT của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh.

Các bạn đang xem bài viết “Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 10%” mới nhất năm 2018.

 

Các bạn xem thêm:

>> Hướng dẫn phân bổ thuế GTGT dùng chung cho hoạt động SXKD chịu thuế và không chịu thuế GTGT

 >> Thuế GTGT là gì – Bản chất của thuế GTGT?

 

 

 

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Các đối tượng chịu thuế suất GTGT 10%, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính