Tin tức kế toán Thanh lý hàng tồn kho cần những thủ tục gì?
1. Về thuế TNDN:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 áp dụng từ 06/08/2015:
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.”
Chú ý: Ngoài việc phải làm hồ sơ như trên các bạn phải thành lập hội đồng tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng (nếu hủy) hoặc quyết định thanh lý (nếu là thanh lý).
2. Về thuế GTGT:
Theo khoản 1 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC:
“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
– Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.”
Như vậy:
– Đối với hàng hoá hết hạn sử dụng nếu không được bồi thường vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
3. Cách hạch toán hàng hóa hết hạn sử dụng, hư hỏng phải hủy:
Theo điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:
Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
Có các TK 152, 153, 155, 156.
=> Như vậy trước đó các bạn phải trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khi trích lập các bạn hạch toán:
Nợ TK 632
Có TK 229