Tin tức kế toán Nếu bạn làm kế toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu hàng hóa vào khu chế xuất, thì bạn phải biết và hiểu được những quy định về hóa đơn xuất khẩu hàng hóa như thế nào? Cách viết hóa đơn xuất khẩu ra sao?. Mời các bạn theo dõi bài viết sau của Kế Toán Hà Nội.
I. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN XUẤT KHẨU
1.1. Quy định về việc sử dụng hóa đơn xuất khẩu chưa sử dụng hết
Tại Khoản 3, Điều 32, Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về việc sử dụng hóa đơn xuất khẩu chưa sử dụng hết như sau:
“3. Từ ngày 1/6/2014, cơ quan thuế không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu.
Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chưa sử dụng hết các số hóa đơn xuất khẩu đã đặt in và thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đăng ký số lượng hóa đơn xuất khẩu còn tồn và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31/7/2014 (Mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Từ ngày 01/8/2014, các số hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã đăng ký theo quy định tại Khoản này được tiếp tục sử dụng. Các số hóa đơn xuất khẩu chưa đăng ký hoặc đăng ký sau ngày 31/7/2014 không có giá trị sử dụng. Doanh nghiệp thực hiện hủy hóa đơn xuất khẩu theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này và sử dụng hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư này.”
1.2. Quy định về sử dụng hóa đơn thay thế hóa đơn xuất khẩu
- Tại Khoản 1, Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định như sau:
“1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
“2. Các loại hóa đơn:
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).”
⇒ Như vậy: Theo quy định trên khi doanh nghiệp xuất khẩu vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu được sử dụng Hóa đơn bán hàng, hoặc Hóa đơn GTGT thay thế cho hóa đơn xuất khẩu.
- Tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định về Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu như sau:
“7. Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.”
- Công văn số: Công văn 11352/BTC-TCHQ của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá xuất khẩu như sau:
“Về bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng hóa đơn thương mại để thay thế hóa đơn xuất khẩu. Trường hợp doanh nghiệp nội địa xuất khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan thì trong bộ hồ sơ hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TTBTC ngày 31/3/20114 của Bộ Tài chính.”
⇒ Như vậy: Theo quy định trên khi doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài thì sử dụng hóa đơn thương mại để thay thế hóa đơn xuất khẩu.
1.3. Quy định về sử dụng hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu tại chỗ
Tại Khoản 3, Điều 86,Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về hồ sơ hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ như sau:
“Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.”
⇒ Như vậy: Theo quy định trên, bán hàng hóa vào khu chế xuất, hoặc các doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan bán cho nhau, thì dùng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng
⇒ Kết luận: Căn cứ những quy định nêu trên, đối với hàng hóa xuất khẩu được phép sử dụng những loại hóa đơn như sau:
– Hóa đơn xuất khẩu: Nếu doanh nghiệp đăng ký tiếp tục sử dụng hóa đơn xuất khẩu đã phát hành còn lại.
– Hóa đơn thương mại: Nếu xuất khẩu ra nước ngoài
– Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng: Nếu xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
– Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng: Nếu hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
II. QUY ĐỊNH VỀ CÁCH VIẾT HÓA ĐƠN LIÊN QUAN ĐẾN NGOẠI TỆ, XUẤT KHẨU
Tại Điểm e, Khoản 2,Điều 16, Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về đồng tiền ghi trên hoá đơn GTGT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
“e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn
Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD – Mười nghìn đô la Mỹ.
Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.”
⇒ Như vậy: Trường hợp người bán được thu bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật thì:
Tổng số tiền thanh toán: Được ghi bằng nguyên tệ.
Phần chữ: Ghi bằng tiếng Việt.
Trường hợp ngoại tệ thu về có có tỷ giá với đồng Việt Nam: Tỷ giá ghi trên hoá đơn là tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về không có tỷ giá với đồng Việt Nam:Tỷ giá ghi trên hoá đơn được ghi theo tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.
Từ ngày 1/1/2015 theo quy định tại Tại điểm 3, Khoản 4, Điều 2, Thông tư 26/2015/TT-BTC:
“- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.”
⇒ Như vậy: Tỷ giá để hạch toán doanh thu đồng nghĩa với tỷ giá ghi trên hóa đơn là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
Ví dụ: Một doanh nghiệp A xuất Gạo vào doanh nghiệp B trong khu chế xuất. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn GTGT khi xuất hàng. Tại ngày xuất gạo vào khu chế xuất tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp A mở tài khoản là 22,000 VNĐ/USD, hóa đơn GTGT được viết như sau:
Mời xem thêm:
>> Doanh nghiệp dưới 10 lao động được miễn gửi thang bảng lương
>> Không nộp thang lương, bảng lương có bị phạt không?
>> Hướng dẫn cách xây dựng thang lương, bảng lương
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Quy định về việc sử dụng hóa đơn và cách viết hóa đơn xuất khẩu hàng hóa, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: