Thủ tục doanh nghiệp

Những việc doanh nghiệp không được thực hiện, khi bị đóng mã số thuế

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

      Tin tức kế toán  Những việc doanh nghiệp không được thực hiện, khi bị đóng mã số thuế

>> Cách mở MST bị đóng cho doanh nghiệp
>> Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty

Theo quy định tại điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về hóa đơn bất hợp pháp là:

“Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)”

Theo quy định trên, khi bị đóng mã số thuế, nếu doanh nghiệp tiếp tục sử dụng hóa đơn, thì hóa đơn đó là hóa đơn bất hợp pháp

 Theo công văn số 2811/TCT-KK ngày 10/7/2015 của Tổng cục Thuế

V/v: chấm dứt hiệu lực mã số thuế và quyết toán giải thể doanh nghiệp có quy định về việc “Chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với doanh nghiệp nhiều tháng liên tục (kể từ khi thành lập) không phát sinh doanh thu, chưa đăng ký phát hành sử dụng hóa đơn, không nợ thuế” như sau:

“Trường hợp Cục Thuế trong quá trình quản lý người nộp thuế trên địa bàn nếu phát hiện doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính (từ ngày 01/7/2015 thời gian ngừng hoạt động là một năm), thì Cục Thuế làm văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp. Sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư ra Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cục Thuế thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 80/2012/TT-BTC ngày 22/12/2012 của Bộ Tài chính.”

Như vậy, trường hợp bị đóng mã số thuế, doanh nghiệp không được thực hiện những hoạt động sau:

  • Không được xuất hóa đơn bán hàng hóa
  • Không nộp được tờ khai thuế
  • Không nộp được báo cáo sử dụng hóa đơn
  • Không nộp được các loại thuế theo hình thức nộp qua mạng
  • Bị thu hồi giấy phép kinh doanh

Nếu doanh nghiệp không thực hiện được những hoạt động trên, thì coi như đã dừng hoạt động. Vì thế doanh nghiệp không nên để mình rơi vào tình trạng bị đóng Mã số thuế

 Cách xử lý khi bị đóng mã số thuế

Để được mở mã số thuế và tiếp tục hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau:

Tìm hiểu lý do bị đóng mã số thuế

  • Khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến bị đóng mã số thuế (thay đổi trụ sở nếu không hoạt động tại trụ sở, nộp đầy đủ các loại tờ khai theo quy định)
  • Gửi công văn xin mở mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ lập biên bản vi phạm đối với người nộp thuế và ra quyết định phạt đối với các hành vi vi phạm của người nộp thuế (mức phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm và mức độ vi phạm của người nộp thuế)
  • Sau khi người nộp thuế chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện các thủ tục mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp.

>> Cách mở MST bị đóng cho doanh nghiệp
>> Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Những việc doanh nghiệp không được thực hiện, khi bị đóng mã số thuế, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính