Thủ tục bảo hiểm

Mức lương cơ bản năm 2017 theo NĐ số 47/2017/NĐ-CP

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi   

 Tin tức kế toán Lương cơ bản là lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Lương cơ bản không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác

>> Từ 01/06/2017 giảm một nửa mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động
>> Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm mới áp dụng từ 01/06/2017

 
Khi xác định lương cơ bản, doanh nghiệp phải căn cứ vào mức lương tối thiểu:
 
+ Đối với khối Hành chính sự nghiệp thì lấy theo lương tối thiểu chung: hiện nay là 1.210.000 (Theo Điều 3 của Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở)(Trước ngày 1/5/2016 là 1.150.000 – theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP) 
 
Từ ngày 01/7/2017, Lương tối thiểu chung chính thức tăng lên: 1.300.000 đồng/tháng – Theo Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2016)
 
+ Đối với khối doanh nghiệp lương cơ bản được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng.
 
Vậy các doanh nghiệp tính lương cơ bản như thế nào?
 
Năm 2017, mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên 3.750.000 – đối với vùng 1 (như các quận của TP HN, HCM…)
 
Khi xây dựng lương cơ bản doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện: Không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. và phải cộng thêm 7% nữa đối với lao động đã được đào tạo qua từ cấp nghề trở lên.
 
Ví dụ: Công ty CP Thiết bị điện HD đang hoạt động tại TP. Hà Nội – Khi tuyển nhân viên thì việc xác định lương cơ bản như sau:
 
+ Đối các lao động chưa qua đào tạo nghề: ví dụ như Bảo vệ, lao công – dọn dẹp thì mức lương trả thấp nhất trong điều kiện làm việc bình thường, đủ thời gian làm việc trong tháng là 3.750.000
 
+ Đối với các lao động đã qua đào tạo từ cấp nghề như NV văn phòng, kế toán… thì mức lương trả thấp nhất trong điều kiện làm việc bình thường, đủ thời gian làm việc trong tháng là: 
3.750.000 + 3.750.000 * 7% = 4.012.500
 (Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP)
 
Lương cơ bản là cơ sở, cốt lõi, nền tảng để người lao động làm việc, duy trì cuộc sống. Còn trong thực tế doanh nghiệp có thể trả lương cao hơn rất nhiều hoặc tăng lương thực nhận bằng các khoản phụ cập, trợ cấp hoặc thưởng khác.
 
Cách tính lương cơ bản trên là để tính ra số tiền thấp nhất mà doanh nghiệp phải trả – phải thỏa thuận với NLĐ để ghi lên HĐLĐ, còn trả cao hơn bao nhiêu mức lương cơ bản đó nhà nước không khống chế. Thông thường lương cơ bản này để tham gia bảo hiểm, Nhưng năm 2016, Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực thì mức tiền lương tham gia bảo hiểm còn bao gồm vài vài khoản phụ cấp khác nữa
 
Ví dụ: BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung (không cao hơn 24.200.000), hay mức lương tham gia BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng (không cao hơn 75 triệu)
>> Từ 01/06/2017 giảm một nửa mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động
>> Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm mới áp dụng từ 01/06/2017Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Mức lương cơ bản năm 2017 theo NĐ số 47/2017/NĐ-CP, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính