Kế toán XK-NK

Kế toán xuất khẩu thành phẩm, hàng hóa phương pháp trực tiếp TT 200&TT 133

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Thực tế có nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau. Bao gồm: Phương thức xuất khẩu trực tiếp; Phương thức xuất khẩu ủy thác và Phương thức xuất khẩu hỗn hợp. Trong phạm bài viết này Kế Toán Hà Nội xin hướng dẫn về kế toán xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu trực tiếp.

Phương thức xuất khẩu trực tiếp là gì? Chứng từ sử dụng và tài khoản sử dụng?  Phương pháp xác định giá vốn của hàng xuất khẩu? Thời điểm xác định doanh thu của hàng xuất khẩu? và Phương pháp kế toán xuất khẩu hàng hóa theo phương pháp trực tiếp. Mời các bạn theo dõi bài hướng dẫn sau của Kế Toán Hà Nội.

 1. Phương thức xuất khẩu trực tiếp là gì?.

Là hình thức hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu có đủ khả năng tổ chức giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng; tổ chức quá trình xuất khẩu vật tư, hàng hóa, …và tự cân đối tài chính cho thương vụ đã ký kết. Doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu trực tiếp có quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của Nhà nước. Do đó, tham gia vào hình thức này thường là các doanh nghiệp  nhập khẩu có uy tín và có đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao.

2. Chứng từ sử dụng và tài khoản sử dụng.

2.1. Chứng từ sử dụng:

Để tiến hành hạch toán kế toán, khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần có đủ bộ chứng từ thanh toán sau đây:

Hợp đồng xuất khẩu;Hóa đơn thương mại (khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ); Hóa đơn GTGT hoặc hóađơn bán hàng (khi xuất khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan); Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) do người bán xuất; Vận đơn (Bill of Lading – B/L) do bên vận chuyển tàu biển cấp hoặc (Bill of air – B/A) do bên vận chuyển máy bay cấp;  Chứng từ bảo hiểm ( Insurance policy); Giấy chứng nhận phẩm chất ( Certificate quality) do Vinacontrol cấp; Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Certificate of Original); Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản, thực phẩm; Các tài liệu khác kèm theo như biên bản quyết toán với bên vận chuyển, biên bản hư hỏng, tổn thất; Tờ khai hải quan; Biên lai thu thuế; Phiếu xuất kho; Các chứng từ thanh toán khác,…

2.2. Tài khoản sử dụng:

Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu thành phẩm, hàng hóatrong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sử dụng các tài khoản chủ yếu như sau:

– TK 155, 156: Phản ánh trị giá xuất kho của số hàng xuất khẩu của doanh nghiệp

– TK 157: Phản ánh trị giá xuất kho của số hàng được chuyển đi để làm thủ tục xuất khẩu

– TK 632: Phản ánh trị giá vốn của số hàng đã hoàn thành các thủ tục để xuất khẩu và đã được xuất khẩu; hoặc trị giá vốn của dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.

– TK 511: Phản ánh tổng số tiền doanh  nghiệp đã thu được hoặc còn phải thu của khách hàng do đã cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ.

– Và các tài khoản liên quan khác: 111, 112, 1112, 1122,131, 138, 338, 3333…

3. Phương pháp xác định giá vốn của hàng xuất khẩu:

Giá vốn của thành phẩm, hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

– Giá xuất kho của thành phẩm, hàng hóa (nếu hàng được xuất từ kho) hoặc giá mua (nếu hàng hóa đó được mua về và chuyển thẳng đi xuất khẩu không qua kho)

– Chi phí thu mua được phân bổ cho hàng hóa xuất khẩu trong kỳ, được tính giống như trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại nội địa.

4. Thời điểm xác định doanh thu của hàng xuất khẩu ra nước ngoài:

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 119-2014-TT-BTC

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.

⇒ Như vậy: 

–  Thời điểm ghi nhận doanh thu là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan

–  Căn cứ để xác định doanh thu hàng xuất khẩu là Tờ khai hải quan và hóa đơn thương mại.

4. Phương pháp kế toán xuất khẩu hàng hóa theo phương pháp trực tiếp

Doanh nghiệp xuất khẩu thành phẩm, hàng hóa thường sử dụng phương thức tính giá xuất theo giá FOB và thanh toán theo phương thức mở “ Thư tín dụng” (L/C).

Sau khi hợp đồng xuất khẩu được ký kết, bên mua phải mở L/C theo yêu cầu của doanh nghiệp; đồng thời doanh nghiệp phải tiền hành xin giấy phép xuất khẩu. Sau khi có giấy phép xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục kiểm nghiệm, kiểm dịch hải quan và các thủ tục cần thiết khác cho việc xuất khẩu. Sau khi các thủ tục đã hoàn thành, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hàng hóa, giao hàng và lập chứng từ giao hàng.

4.1. Khi xuất kho hàng chuyển đi xuất khẩu:

Căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán: Trị giá thực tế hàng gửi đi xuất khẩu

Có các TK 155, 156: Trị giá thực tế hàng xuất kho xuất khẩu.

4.2. Khi thu mua hàng hóa chuyển thẳng đi làm thủ tục xuất khẩu không qua nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán: Trị giá mua của hàng chuyển thẳng đi xuất khẩu

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 331, … Tổng thanh toán của hàng thu mua về xuất khẩu.

Lưu ý: Trường hợp thành phẩm, hàng hóa cần làm hoàn thiện trước khi xuất khẩu:

– Kế toán phải phản ánh trị giá của hàng xuất gia công, hoàn thiện và chi phí gia công:

+ Khi xuất kho đưa đi gia công, hoàn thiện, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có các TK 155, 156: Trị giá vốn của hàng xuất gia công.

+ Chi phí gia công, hoàn thiện phát sinh, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (chi phí gia công, hoàn thiện phát sinh)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, 334, …: Tổng chi phí gia công hoàn thiện hàng hóa, thành phẩm tự làm hoặc thuê ngoài.

– Khi gia công xong, nhập kho hay chuyển đi xuất khẩu, ghi:

Nợ các TK 155, 156: Trị giá vốn của hàng xuất gia công và chi phí gia công, hoàn thiện

Nợ TK 157: Trị giá vốn của hàng xuất gia công và chi phí gia công, hoàn thiện

Có TK 154: Giá thành thực tế thành phẩm, hàng hóa gia công hoàn thiện.

4.3. Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu:

Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu, doanh nghiệp lập Hoá đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng và căn cứ vào đó kế toán ghi các bút toán sau:

4.3.1. Phản ánh giá vốn của hàng xuất khẩu, ghi:

Nợ TK 632 –  Giá vốn hàng bán

Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.

4.3.2. Phản ánh thuế xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu:

Thuế xuất khẩu là thuế gián thu, không nằm trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Khi xuất khẩu thành phẩm, hàng hóa, kế toán phải tách riêng số thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. Trường hợp không tách ngay được số thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu thì được ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế nhưng định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế xuất khẩu phải nộp.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “ Các khoản giảm trừ doanh thu” của báo cáo kết quả kinh doanh đều không bao gồm số thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

– Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản, tại ngày giao dịch)

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu) (tỷ giá trên tờ khai Hải quan).

– Trường hợp không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (bao gồm cả thuế XK) (tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản, tại ngày giao dịch).

Định kỳ, khi xác định thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu) (tỷ giá trên tờ khai Hải quan).

– Khi nộp thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

Có các TK 111, 112, …

Thuế xuất khẩu được giảm, được hoàn (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 3333

Có TK 711 –  Thu nhập khác.

4.4. Trường hợp phát sinh các chi phí đến hàng xuất khẩu:

– Nếu phát sinh chi phí bằng đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (theo thông tư 200)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421) (theo thông tư 133)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, …:

– Nếu phát sinh chi phí bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (theo thông tư 200) (tính theo tỷ giá thực tế)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421) (theo thông tư 133) (tính theo tỷ giá thực tế)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 1112, 1122,  …: (theo tỷ giá ghi sổ)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (nếu nhận nợ – theo tỷ giá thực tế khi nhận nợ).

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Kế toán xuất khẩu thành phẩm, hàng hóa phương pháp trực tiếp TT 200&TT 133, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính