Tin tức kế toán: Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương năm 2018 được quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP. Ở bài này chúng ta sẽ làm rõ quy trình xây dựng hệ thống thang bảng lương. Các bước xây dựng thang lương, bảng lương như thế nào? Căn cứ xây dựng thang bảng lương? Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương là gì?
Sau đây Tin tức kế toán sẽ Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương theo quy định mới nhất.
1. Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương – Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương.
Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP Hướng dẫn cách xây dựng thang lương, bảng lương. Khi xây dựng thang bảng lương cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây.
– Số bậc và chức danh, vị trí công việc của thang lương, bảng lương.
Phụ thuộc vào đặc điểm, đặc thù hoạt động kinh doanh để doanh nghiệp quyết định và xây dựng các chức danh, vị trí công việc cho riêng doanh nghiệp mình.
– Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề.
Phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
– Mức lương thấp nhất (khởi điểm) khi xây dựng thang bảng lương (Bậc 1).
+ Đối với công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường (Lao động phổ thông): Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện hành (Được quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP)
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay (áp dụng từ 01/01/2018). Như sau:
Vùng | Mức lương |
Vùng 1 | 3.980.000 đồng |
Vùng 2 | 3.530.000 đồng |
Vùng 3 | 3.090.000 đồng |
Vùng 4 | 2.760.000 đồng |
Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương – Bảng Mức lương tối thiểu vùng.
+ Đối với công việc đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề): Phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Cụ thể.
Vùng | Cách tính | Mức lương đối với lao động qua đào tạo |
Vùng 1 | 3.980.000 + (3.980.000 x 7%) | 4.258.600 đồng |
Vùng 2 | 3.530.000 + (3.530.000 x7%) | 3.777.100 đồng |
Vùng 3 | 3.090.000 + (3.090.000 x 7%) | 3.306.300 đồng |
Vùng 4 | 2.760.000 + (2.760.000 x 7%) | 2.953.200 đồng |
Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương. – Bảng Mức lương tối thiểu vùng đã qua đào tạo.
+ Đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
+ Mức lương của công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
2. Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương.
Bước 1. Công ty rà soát, thống kê các chức danh, công việc chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ.
Đây là công việc đầu tiên khi xây dựng thang bảng lương. Cần xác định, thống kê các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp.
Bước 2. Phân nhóm chức danh công việc.
– Số lượng nhóm chức danh công việc khi xây dựng thang lương, bảng lương chủ yếu dựa trên yêu cầu về trình độ đào tạo của công việc.
– Các công việc có cùng yêu cầu trình độ về đào tạo thì xếp thành một nhóm chức danh. Ngoài ra còn có thể xem xét về kinh nghiệm làm việc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các bằng cấp, thể lực, điều kiện làm việc, chứng chỉ khác để phân nhóm.
* Lưu ý.
Việc phân nhóm này phải có tác dụng khuyến khích người lao động tích lũy kinh nghiệm, thâm niên để làm tốt công việc hiện tại. Đồng thời cũng nâng cao trình độ chuyên môn để có thể đảm nhận các công việc ở mức độ cao hơn.
Bước 3: Thiết kế mức lương tương ứng với các bậc trong thang lương, bảng lương.
Số lượng bậc lương, và mức lương tương ứng ở mỗi bậc tùy vào điều kiện lao động làm việc, yêu cầu trình độ, mức độ, tính chất phức tạp của công việc để xây dựng theo nguyên tắc ở trên.
Dưới đây là MẪU thang lương bảng lương năm 2018.
Mẫu Thang lương, bảng lương mới nhất năm 2018.
Các bạn tải mẫu thang bảng lương về: TẠI ĐÂY.
– Theo thang bảng lương ở trên thì Kế toán Hà Nội ở Quận Thanh Xuân thuộc khu vực I. Do đó mức lương tối thiểu vùng là 3.980.000 đồng. Mức lương này áp dụng cho các lao động phổ thông như ở mục (3).
– Đối với các chức danh, công việc đòi hỏi chuyên môn, qua đào tạo như mục (1), (2) thì phải cao hơn ít nhất 7% so với 3.980.000 đồng. Khoảng cách giữa các bậc lương liền kề không thấp hơn 5%.
– Như vậy, tùy vào đặc điểm tính chất công việc, trình độ mà công việc yêu cầu mà Doanh nghiệp tự đưa ra mức lương cho từng nhóm đối tượng. Miễn là phải đảm bảo các nguyên tắc khi xây dựng thang bảng lương đã quy định ở trên.
* Một số lưu ý trong hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương.
Một số lưu ý trong cách xây dựng thang bảng lương.
Trên đây là Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương. Bao gồm các nguyên tắc và chi tiết quy trình xây dựng thang bảng lương 2018. Các bạn tùy vào đặc điểm hoạt động của công ty mình để xây dựng một bảng lương phù hợp nhất. Sau đó nộp lên Phòng Lao động Thương Binh và Xã Hội cấp huyện khi mới thành lập hoặc khi có sự thay đổi về thang bảng lương.
Nếu Doanh nghiệp không xây dựng thang lương, bảng lương sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Trên đây là bài viết: “Hướng dẫn cách xây dựng thang lương, bảng lương” năm 2018.
Mời các bạn xem thêm:
>> Không xây dựng, không nộp thang lương, bảng lương có bị phạt không?
>> Thủ tục gửi thang lương, bảng lương như thế nào?
>> Hướng dẫn các tính lương, làm bảng lương mới nhất.
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: