Tin tức kế toán: Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hoá đơn không? cách khai và tính thuế như thế nào? Hàng hoá tiêu dùng nội bộ có cần kê khai và nộp thuế GTGT không? Hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng nội bộ có phải xuất hoá đơn không? Xuất hàng cho tiêu dùng nội bộ được quy định như thế nào?
Sau đây Tin tức kế toán xin được chia sẻ các vấn đề trên ở bài viết này.
>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất
Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hoá đơn không? – Năm 2018 – Tin tức kế toán..
I. Cơ sở pháp lý đối với xuất hoá đơn đối với hàng tiêu dùng nội bộ.
Các văn bản pháp luật các bạn có thể tham khảo để trả lời cho câu hỏi “Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hoá đơn không?”. Bao gồm:
1. Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ban hành ngày 31/03/2014. Ngày có hiệu lực 01/06/2014.
2. Điểm a, khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC. Ngày ban hành: 27/02/2018.
3. Theo Khoản 2, Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC. Ban hành ngày 25/08/2014, hiệu lực: 01/09/2014 (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
II. Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hoá đơn không? cách khai và tính thuế GTGT?
“Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hoá đơn không?” Để hiểu sau vấn đề này trước tiên chúng ta sẽ cần làm rõ một số vấn đề như sau.
Sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ là gì?
Các trường hợp sản phẩm, hàng hoá được coi là tiêu dùng nội bộ. Bao gồm:
– Xuất để chuyển kho nội bộ.
– Xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh.
– Hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh.
– ……
Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ có cần lập hoá đơn không?
TRƯỚC ĐÂY.
– Tại điểm b, khoản 1, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định.
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất). Xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Không được tẩy xóa, sửa chữa. Phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ. Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.”
– Theo điểm 2.4, phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
“2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại. Thì phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.”
=> Như vậy, theo quy định trước đây thì khi xuất hàng hoá tiêu dùng nội bộ sẽ phải xuất hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ.
TUY NHIÊN: Theo quy định tại khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC. – Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16. (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC).
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu. Hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động. (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Không được tẩy xóa, sửa chữa. Phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ. Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.”
Ta thấy, so với Thông tư 39/2014/TT-BTC thì Tại Thông tư 26/2015/TT-BTC đã bỏ từ “và tiêu dùng nội bộ“.
=> Như vậy, hiện nay khi Doanh nghiệp xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để tiêu dùng nội bộ SẼ KHÔNG PHẢI XUẤT HOÁ ĐƠN.
Đi đôi với quy định này thì theo chế độ kế toán hiện nay cũng đã bỏ quy định về hạch toán DOANH THU NỘI BỘ.
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ VỀ HÀNG HOÁ TIÊU DÙNG NỘI BỘ.
– Nếu DN tự sản xuất, xây dựng TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
+ Khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao: KHÔNG PHẢI LẬP HOÁ ĐƠN.
+ Đối với kê khai tính thuế: Được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Ví dụ: Công ty Kế Toán Hà Nội tự xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân ở trong khu vực sản xuất kinh doanh và công ty không có đơn vị, tổ, đội trực thuộc thực hiện hoạt động xây dựng này. Thì:
⇒ Khi hoàn thành, nghiệm thu nhà nghỉ giữa ca: Công ty KTHN sẽ không phải lạập hoá đơn cho nhà nghỉ giữa ca này.
⇒ Thuế GTGT đầu vào hình thành nhà nghỉ giữa ca được kê khai, khấu trừ theo quy định.
– Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp.
+ Không phải xuất hoá đơn.
+ Không khải kê khai tính nộp thuế.
>> Sơ đồ kế toán TSCĐ hữu hình tự sản xuất – TK 211 theo thông tư 200.
Một số ví dụ khác: – Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hoá đơn không?
Ví dụ 1: Công ty Điện Máy Hùng Mạnh sản xuất bóng đèn, dùng 100 sản phẩm bóng đèn do DN sản xuất được lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh. Thì DN không phải tính nộp thuế GTGT đối với hoạt động xuất 100 bóng đèn này.
Ví dụ 2: DN B có phân xưởng sợi và phân xưởng may và xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì DN không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may.
Ví dụ 3:
Công ty X sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng.
+ Nếu: Công ty X xuất ra 100 chai nước đóng chai để phục vụ trong các cuộc họp công ty thì sẽ không phải kê khai, tính thuế GTGT.
+ Nếu: Công ty X xuất ra 300 chai nước đóng chai với mục đích không phục vụ sản xuất kinh doanh thì Công ty sẽ phải kê khai, tính thuế GTGT đối với 300 chai nước xuất dùng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh này
=> Giá tính thuế gtgt: 4.000 x 300 = 1.200.000 đồng.
LƯU Ý KHÁC.
Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định
Các bạn đang xem: “Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hoá đơn không?”
Mời các bạn xem thêm.
>> Hướng dẫn cách hạch toán Chiết khấu thương mại khi mua, bán.
>> Chiết khấu thanh toán; Cách hạch toán chiết khấu thanh toán.
>> Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại.
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hoá đơn không?, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: