Tin tức kế toán Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy như thế nào là đúng?
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018 và việc thực hiện hóa đơn điện tử sẽ phải thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.
Các bài viết liên quan:
>> Mất hóa đơn không bị phạt tiền – Cách xử lý thông minh nhất
>> Phạt lập hóa đơn không thống nhất giữa các liên
>> Thế nào là hóa đơn hợp lý, hợp pháp hợp lệ?
>> Hóa đơn điện tử có cần phải ký và đóng dấu không?
>> Mất hóa đơn không bị phạt tiền – Cách xử lý thông minh nhất
>> Phạt lập hóa đơn không thống nhất giữa các liên
>> Thế nào là hóa đơn hợp lý, hợp pháp hợp lệ?
>> Hóa đơn điện tử có cần phải ký và đóng dấu không?
1. Hóa đơn điện tử có ưu điểm gì so với hóa đơn giấy?
Hóa đơn điện tử có những ưu điểm như giảm chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản, thuận tiện cho việc đối chiếu, hạch toán kế toán … so với hóa đơn giấy nên được nhiều doanh nghiệp quan tâm, sử dụng.
Ngoài ra, sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước quản lý hóa đơn dễ dàng hơn, minh bạch hơn, giảm thiểu tình trạng hóa đơn làm giả … nên được cơ quan thuế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng.
Tuy nhiên trong một số trường hợp người mua cần có hóa đơn giấy để làm các thủ tục cần thiết như đăng ký sở hữu tài sản, thanh toán tiền bồi thường bảo hiểm … thì có được chuyển hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy không?
Theo Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì trong một số trường hợp, doanh nghiệp bán hàng được chuyển hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
2. Điều kiện chuyển hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy là gì?
Theo Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi gừ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Ngoài ra, hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi.
Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: ghi rõ “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”; họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.
Mời các bạn tham khảo thêm Công văn số 2627/TCT-DNL ngày 16/06/2017 của Tổng cục thuế hướng dẫn về vấn đề này.
Các bài viết liên quan:
>> Mất hóa đơn không bị phạt tiền – Cách xử lý thông minh nhất
>> Phạt lập hóa đơn không thống nhất giữa các liên
>> Thế nào là hóa đơn hợp lý, hợp pháp hợp lệ?
>> Hóa đơn điện tử có cần phải ký và đóng dấu không?
>> Mất hóa đơn không bị phạt tiền – Cách xử lý thông minh nhất
>> Phạt lập hóa đơn không thống nhất giữa các liên
>> Thế nào là hóa đơn hợp lý, hợp pháp hợp lệ?
>> Hóa đơn điện tử có cần phải ký và đóng dấu không?
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy – Những điều cần lưu ý quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: