Tin tức kế toán: Hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công mới nhất. Dưới đây của Tin tức kế toán xin được trình bày cách tính thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể quy định về kỳ tính thuế TNCN. Hướng dẫn cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công……..
>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất
I/ KỲ TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN.
1. Đối với cá nhân cư trú.
– Kỳ tính thuế theo năm: Áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
+ Nếu trong năm dương lịch: cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên.
=> Kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.
+ Nếu trong năm dương lịch: cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
=> Kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.
Ví dụ về tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú.
Ông A là người nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 10/3/2016.
Trong năm 2016, tính đến ngày 31/12/2016, ông A có mặt tại Việt Nam tổng cộng 130 ngày.
Trong năm 2017, tính đến 10/03/2017 ông A có mặt tại Việt Nam tổng cộng 70 ngày.
=> Kỳ tính thuế đầu tiên của ông A được xác định từ ngày 10/3/2016 đến hết ngày 10/03/2017. Kỳ tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2017 đến 31/12/2017.
– Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập.
Áp dụng đối với:
+ Thu nhập từ đầu tư vốn.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản.
+ Thu nhập từ trúng thưởng.
+ Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.
+ Thu nhập từ thừa kế, quà tặng.
– Kỳ tính thuế heo từng lần phát sinh hoặc theo năm: Áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
2. Đối với cá nhân không cư trú: Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập.
II/ HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THUẾ TNCN TỪ TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG MỚI NHẤT.
(Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung tại Điều 14 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
1. Hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công đối với cá nhân cư trú.
Tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú chia thành các trường hợp sau:
Trường hợp: Ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên.
– Thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần. (Kể cả trường hợp cá nhân ký HĐ từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi).
– Nếu nghỉ làm trước khi kết thúc HĐLĐ thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
∇ DN khi đã khấu trừ thuế TNCN phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ.
∇ Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
∇ Chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ:
Ông X ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2017 đến tháng hết tháng 8/2018) với công ty Y.
Trong trường hợp này, nếu ông X thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ. Thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2017 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2018.
(Theo Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Cách tính thuế TNCN như sau:
THUẾ TNCN = THU NHẬP TÍNH THUẾ x THUẾ SUẤT.
Trong đó:
Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ.
Θ Thu nhập chịu thuế TNCN: Thời điểm xác nhận thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
(Theo điểm b, khoản 2, Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
>> Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
>> Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN.
Θ Các khoản giảm trừ: Được quy định tại Điều 9 TT 111/2013/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 tại Điều 15, Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
– Giảm trừ gia cảnh.
+ Đối với người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng.
+ Đối với người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/người/tháng.
>> Quy định về giảm trừ gia cảnh trong tính thuế TNCN mới nhất
– Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện.
+ Các khoản bảo hiểm phải đóng bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN, BH trách nhiệm đối với một số ngành nghề tham gia BH bắt buộc.
>> Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm, công đoàn mới nhất 2017.
+ Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua BH hưu trí tự nguyện: Mức tối đa được trừ là 1.000.000 đồng /tháng.
(Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp).
Ví dụ:
→ Giả sử mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của người lao động là 800.000 đồng/tháng, tương ứng với 9.600.000 đồng/năm thì mức được trừ khỏi thu nhập chịu thuế là 9.600.000 đồng/năm.
→ Giả sử mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện là 2.000.000 đồng/tháng, tương ứng với 24.000.000 đồng/năm thì mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của người lao động được trừ là 12.000.000 đồng/năm.
⇒ Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.
– Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Các khoản được trừ bao gồm:
+ Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
+ Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP.
→ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó.
→ Nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo.
→ Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.
Θ Thuế suất thuế TNCN:
Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.
Hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công.
Về nguyên tắc tính thuế TNCN.
Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập.
Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Bậc thuế. | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng). | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng). | Thuế suất (%). |
1. | Đến 60. | Đến 5. | 5 |
2. | Trên 60 đến 120. | Trên 5 đến 10. | 10 |
3. | Trên 120 đến 216. | Trên 10 đến 18. | 15 |
4. | Trên 216 đến 384. | Trên 18 đến 32. | 20 |
5. | Trên 384 đến 624. | Trên 32 đến 52. | 25 |
6. | Trên 624 đến 960. | Trên 52 đến 80. | 30 |
7. | Trên 960. | Trên 80. | 35 |
Ví dụ:
Bà A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 7/2017 là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 8% BHXH, 1,5% bảo hiểm y tế, 1% BHTN trên tiền lương đóng BHXH là 15.000.000 đồng (Bằng lương cơ bản cộng các khoản phụ cấp phải đóng BHXH) Bà A nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà A được tính như sau:
– Thu nhập chịu thuế của Bà A là: 40 triệu đồng.
– Các khoản được giảm trừ như sau:
+ Giảm trừ gia cảnh:
• Giảm trừ bản thân: 9.000.000 đồng.
• Giảm trừ người phụ thuộc: 2 x 3.600.000 = 7.200.000 đồng.
+ Giảm trừ các khoản BH bắt buộc.
(8% + 1,5% + 1%) x 15.000.000 = 1.575.000 (đồng).
⇒ Tổng các khoản được giảm trừ = 9.000.000 + 7.200.000 + 1.575.000 = 17.775.000 (đồng).
Thu nhập tính thuế = 40.000.000 – 17.775.000 = 22.225.000 (đồng).
Ta tính số thuế phải nộp:
+ Bậc 1: 5.000.000 x 5% = 250.000 (đồng).
+ Bậc 2: (10.000.000 – 5.000.000) x 10% = 500.000 (đồng).
+ Bậc 3: (18.000.000 – 10.000.000) x 15% = 1.200.000 (đồng).
+ Bậc 4: (22.225.000 – 18.000.000) x 20% = 845.000 (đồng).
Tổng số thuế TNCN Bà A phải nộp trong tháng 7/2017 là:
250.000 + 500.000 + 1.200.000 + 845.000 = 2.795.000 (đồng).
Nhưng để thuận tiện cho việc tính toán ta có thể tính theo phương pháp rút gọn sau đây:
Căn cứ vào biểu thuế luỹ tiến trên xác định được 22.225.000 đồng sẽ thuộc bậc 4 nên ta nhanh chóng tính được số thuế phải nộp như sau:
Cách 1:
Thuế TNCN = 1.950.000 + 20% x ( 22.225.000 – 18.000.000) = 2.795.000 (đồng).
(Ta thấy 1.950.000 chính bằng tổng số thuế TNCN ở ba bước đầu tiên theo như cách ở trên).
Cách 2:
Thuế TNCN = 20% x 22.225.000 – 1.650.000 = 2.795.000 (đồng).
Trường hợp: Không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới ba (03) tháng:
– Nếu có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
– Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.
CHÚ Ý: Trường hợp các cá nhân ký hợp đồng với đơn vị dưới 03 tháng.
trong năm dương lịch trước khi vào đơn vị những cá nhân này đã đi làm ở nơi khác và có thu nhập tại những nơi này, đã có mã số thuế cá nhân thì các cá nhân này không thuộc diện làm cam kết => Đơn vị thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên.
Điều kiện để làm cam kết 02/CK-TNCN
+ Không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng. + Phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. + Chỉ có thu nhập duy nhất tại một nơi. + Ước tính tổng mức TN chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế TNCN. |
» Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
» Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ (để sau này cá nhân đi làm quyết toán thuế TNCN) cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ:
Ông A ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2018.
Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Và công ty X khấu trừ thuế 10% của Ông A.
Như vậy, trường hợp này ông A có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2017 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2018.
⇒ Đối với DN có người lao động làm cam kết 02/CK-TNCN:
+ Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, DN không khấu trừ thuế.
+ Kết thúc năm tính thuế, DN phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.
2. Hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công đối với cá nhân không cư trú.
Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân không cư trú được tính theo biểu thuế toàn phần:
Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%.
Trong đó: TN chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với TN chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.
– Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
– Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: