Bài viết cập nhật mới nhất Thuế khác

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất

HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT. 

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa trong các trường hợp hàng hóa tiêu thụ trong nước, hàng hóa ở khâu nhập khẩu, hàng hóa gia công, trao đổi, biếu tặng, trả chậm trả góp… Một số quy định cần lưu ý khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

 I. Một số đối tượng chịu thuế và văn bản pháp lý về thuế tiêu thụ đặc biệt.

 1. Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay đánh trên 11 danh mục hàng hóa và 6 loại hình dịch vụ với nhiều mức thuế suất khác nhau.

Bao gồm:

 – Thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, tàu bay, du thuyền, xăng, điều hòa 90.000BTU trở xuống, bài lá, vàng mã.

 – Kinh doanh vũ trường, massage – karaoke, casino – điện tử có thưởng, đặt cược, chơi gôn, xổ số.

Nhìn chung các đối tượng này bị đánh mức thuế suất cao từ 10%-75% do việc sử dụng các hàng hóa, dịch này chưa thực sự cần thiết, chỉ có 1 số bộ phận người dân có thu nhập cao mới sử dụng được, hay do có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và gây lãng phí cho xã hội. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế, đời sống xã hội mà danh mục đối tượng chịu thuế và mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ.

 2. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại văn bản pháp lý nào?

 – Hiện nay thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định, hướng dẫn tại hệ thống các Luật, nghị định, thông tư dưới đây:

Bên cạnh đó ngày 20/03/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2019/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/03/2019.

 – Đối với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa các bạn tham khảo tại Thông tư 195/2015/TT-BTC, Thông tư 130/2016/TT-BTC và tham khảo thêm 1 số văn bản nêu trên.

 II. Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất.

Trong nội dung bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 1 trong cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Xác định Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo Điều 5 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, quy định:

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế TTĐB X Thuế suất thuế TTĐB

Bước 2 của cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đó là: Xác định đúng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành.

Biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 7 Luật số 27/2008/QH12 và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, Điều 1 Luật số 70/2014/QH13, Khoản 2 Điều 2 Luật số 106/2016/QH13. Cụ thể mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành được tổng hợp như sau:

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừCách tính thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ

Bước 3 – bước cuối cùng trong cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đó là: Cách xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC

“Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng.”

Trong nội dung hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối vớ hàng hóa. Chúng ta cần xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:

 

Xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa các trường hợp:
1. Hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu. 5. Hàng hóa trả chậm, trả góp.
2. Hàng hóa nhập khẩu ở khâu nhập khẩu 6. Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại.
3. Hàng hóa gia công. 7. Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước.
4. Hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất. 8. Một số quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa có tính giá trị đặt cược vỏ chai.

 1. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt – hướng dẫn xác định giá tính thuế đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu.

Được hướng dẫn tại khoản 1, Điều 2 Thông tư 130/2016/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC).  

Nguyên tắc xác định chung giá tính thuế TTĐB.

 – Là giá bán của cở sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất bán ra.

– Nếu giá bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì tính theo giá do cơ quan thuế ấn định theo Luật quản lý thuế.

Công thức xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Giá tính thuế TTĐB  = Giá bán chưa có VAT – Thuế BVMT (nếu có)
1+ thuế suất thuế TTĐB

 * Trường hợp 1: Cơ sở nhập khẩu, sản xuất nêu trên bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc.

Giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra.

 * Trường hợp 2: Cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất nêu trên bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định và chỉ hưởng hoa hồng.

Giá tính thuế TTĐB là giá bán do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.

 * Trường hợp 3: Cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất nêu trên bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại. (là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết)

 – Thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất bán ra. Nhưng không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.

 * Trường hợp 4: Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian. (có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết).

Giá tính thuế TTĐB không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở thương mại này bán cho cơ sở kinh doanh thương mại (không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu).

CHÚ Ý:

 – Đối với xe ôtô giá bán bình quân của CSKD thương mại để so sánh là giá bán chưa gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng).

 – Các bên được xác định là có mối quan hệ liên kết khi doanh nghiệp này nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.

Để dễ hiểu hơn, ta giả sử: 

 + Giá tính thuế TTĐB là a.

 + Giá bán bình quân trong tháng của sản phẩm mà CSKD thương mại mua trực tiếp của cơ sở sx bán ra là b. Thì:

 a > b – 7%b (= 93%b)

Ví dụ: Cơ sở sản xuất A bán rượu X (thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt) cho CSKD thương Mại B.

Trong tháng, B bán với giá bình quân ra thị trường là 2.000.000 đồng.

Thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất A phải lớn hơn hoặc bằng:

2.000.000 đồng x 93% = 1.860.000 (đồng).

 2. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt – xác định giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu.

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.

Lưu ý: Nếu hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế sẽ không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất

3. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt – xác định giá tính thuế đối với hàng hóa gia công.

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa gia công được xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 130/2016/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC)

Giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

 – Là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công; hoặc

 – Giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng.

Lưu ý:

 -> Giá bán chưa có thuế GTGT, thuế VMT (nếu có) và chưa có thuế TTĐB).

 -> Nếu cơ sở giao gia công bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại. thì giá tính thuế TTĐB được xác định theo trường hợp 3, trường hợp 4 ở mục 1 nêu trên.

4. Hướng dẫn xác định giá tính thuế đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất.

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp này được xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 130/2016/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung khoản 5, Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC)

 – Giá tính thuế TTĐB được xác định: 

Là giá bán ra chưa có thuế GTGT và thuế BVMT (nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất.

-> Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm:

Giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.

-> Trường hợp các cơ sở này bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại. Thì giá tính thuế TTĐB được xác định theo trường hợp 3, trường hợp 4 ở mục 1 nêu trên.

5. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt – xác định giá tính thuế đối với hàng bán trả chậm, trả góp.

Giá tính thuế TTĐB được xác định là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần ( không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm)

6. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt – xác định giá tính thuế đối với hàng hóa, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại.

Giá tính thuế TTĐB là giá của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại.

7. Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước.

Công thức giá tính thuế TTĐB trong trường hợp này được xác định tương tự như hàng bán trong nước ở mục 1. Cụ thể như sau:

Giá tính thuế TTĐB  = Giá bán trong nước của cơ sở XK (chưa VAT) – Thuế BVMT (nếu có)
1+ thuế suất thuế TTĐB

 

LƯU Ý: Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không loại trừ giá trị vỏ bao bì ra khỏi giá tính thuế.

 – Cụ thể: Đối với mặt hàng bia chai, thông thường sẽ có phát sinh hoạt động đặt cược tiền vỏ chai giữa cơ sở sản xuất và khách hàng.

 – Định kỳ khi quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cược tương ứng với số vỏ chai không thu hồi được sẽ phải cộng vào doanh thu tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ví dụ: Công ty CP Bia hơi Tiến Đạt bán 2.000 chia bia cho khách hàng. Công ty thu tiền đặt cược vỏ bia là 1.000 đồng/chai, tổng số tiền đặt cược của 2.000 chai bia là 2.000.000 đồng. 

Khi Công ty Tiến Đạt và khách hàng A quyết toán, số vỏ chai thu hồi được là 1.200 vỏ và số lượng vỏ chai không thu hồi được là 800 vỏ. Công ty A trả lại số tiền đặt cược cho khách hàng số tiền 1.200.000 đồng, số tiền đặt cược còn lại là 800.000 đồng (= 2.000.000 đồng – 1.200.000 đồng) khách hàng phải chịu do làm mất vỏ chai.

Như vậy, Công ty Tiến Đạt phải đưa số tiền đặt cược vỏ chai thu được do khách hàng không nộp lại vỏ chai là 800.000 đồng vào doanh thu tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trên đây là hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa trong các trường hợp cụ thể. Ngoài ra bạn cần phải nắm công thức, cách tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tham khảo tại:

 >> Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ.

 >> Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.