Thuế khác

Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt Nghị định về Phí Bảo Vệ Môi Trường Đối Với Nước Thải – Số 154/2016/NĐ-CP Ban hành 16/11/2016, hiệu lực 01/01/2017

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

Xem thêm: 
>> Danh sách các mặt hàng, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
>> Hướng dẫn cách kê khai thuế Tài Nguyên mới nhất
>> Hệ thống các văn bản về Thuế tài nguyên môi trường mới nhất 2017
>> Phân biệt Thuế, Phí, Lệ phí bảo vệ môi trường

1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

  • Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
  • Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ trường hợp thuộc đối tượng miễn thu phí) thì mức phí được xác định theo từng người sử dụng nước căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường, thị trấn nơi khai thác và giá bán 1 mnước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn.

Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

2. Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:

Số phí phải nộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng (m3)

x

Giá bán nước sạch (đồng/m3)

x

Mức thu phí

Trong đó: Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí.

Trường hợp người nộp phí chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì áp dụng theo định mức khoán lượng nước sạch tiêu thụ đối với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định phù hợp với từng loại đối tượng sử dụng.

Trường hợp tự khai thác nước thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào số người theo sổ hộ khẩu gia đình (đối với gia đình) hoặc bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động (đối với tổ chức không sản xuất, chế biến) và lượng nước sạch bình quân theo đầu người trong xã, phường, thị trấn.

Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào quy mô hoạt động kinh doanh, dịch vụ do cơ sở tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Xem thêm: 
>> Danh sách các mặt hàng, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
>> Hướng dẫn cách kê khai thuế Tài Nguyên mới nhất
>> Hệ thống các văn bản về Thuế tài nguyên môi trường mới nhất 2017
>> Phân biệt Thuế, Phí, Lệ phí bảo vệ môi trường