Bài viết nhiều lượt xem Bài viết về TSCĐ Kế toán TSCĐ

Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Giới thiệu các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định. Nội dung và ví dụ cụ thể về các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định bao gồm: Phương pháp trích khấu hao đường thẳng; Phương pháp trích khấu hao nhanh; Phương pháp trích khấu hao giảm dần và phương pháp trích khấu hao theo sản phẩm.

Theo quy định:

– Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

– Phương pháp trích khấu hao phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.

– Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao:

+ Phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

+ Mỗi TSCĐ chỉ được phép thay đổi một phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Các phương pháp trích khấu hao được quy định bởi Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC và được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC kèm theo thông tư có 3 phương pháp trích khấu hao: Khấu hao đường thẳng; Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và Khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. 

Kế Toán Hà Nội xin được trình bày điều kiện áp dụng và nội dung của từng phương pháp khấu hao Tài sản cố định như sau:

I. PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG.

1.1. Thế nào là khấu hao đường thẳng.

Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian khấu hao của TSCĐ

1.2. Nội dung của phương pháp khấu hao đường thẳng.

a) Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định.

Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

b) Cách xác định mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Mức khấu hao trung bình năm, tháng và năm cuối cùng của TSCĐ được xác định theo các công thức sau:

Lưu ý:  Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi

► Doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định theo 1 trong 2 công thức sau:

1.3. Ví dụ 1 về phương pháp trích khấu hao đường thẳng.

a) Công ty Kế Toán Hà Nội mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá (chưa thuế GTGT) là 119.000.000 đồng, chiết khấu mua hàng là 5.000.000 đồng, chi phí vận chuyển là 3.000.000 đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3.000.000 đồng. Tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm. Căn cứ Phụ lục 1, Thông tư  45/2013/TT-BTC, Công ty dự kiến thời gian trích khấu hao là 10 năm. Tài sản đưa vào sử dụng vào ngày 01/01/2014.

Nguyên giá của TSCĐ = 119.000.000 – 5.000.000 + 3.000.000 + 3.000.000 = 120.000.000 đồng

Hàng năm, doanh nghiệp trích 12.000.000 đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.

b) Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30.000.000 đồng, thời gian trích khấu hao được xác định lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2019.

Kể từ 1/1/2019 Công ty Kế Toán Hà Nội, tính toán và xác định lại các chỉ tiêu sau:

Từ năm 2019 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

II. PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO THEO SỐ DƯ GIẢM DẦN CÓ ĐIỀU CHỈNH (PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO NHANH).

2.1. Điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh).

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh) phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng)

+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh) áp dụng đối với các Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và hoạt động có hiệu quả kinh tế cao. Khi trích khấu hao nhanh phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Mức trích khấu hao tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.

+ Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

+ Nếu trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

2.2. Nội dung phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh).

a) Xác định thời gian khấu hao của Tài sản cố định:

Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

b) Cách xác định mức khấu hao của tài sản cố định:

– Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

– Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong những năm cuối:

 Khi mức khấu hao năm n (năm mình sẽ tính giá trị khấu hao) <  Giá trị còn lại cuối năm n-1 (đầu năm n)/số năm sử dụng còn lại thì kể từ năm đó (năm n trở đi) mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại cuối năm n-1 (đầu năm n) chia cho số năm sử dụng còn lại. 

– Xác định mức trích khấu hao hàng tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

2.3. Ví dụ 2 (khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh).

Công ty A mua một thiết bị sản xuất với nguyên giá là 50.000.000 đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC) là 5 năm. 

⇒Công ty A xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:

Từ năm thứ 4 trở đi:  Mức khấu hao được tính bằng 10.800.000 đồng/2 năm = 5.400.000 đồng.

Vì: Mức khấu hao năm thứ 4 theo phương pháp số dư giảm dần = 10.800.000 x 40% = 4.320.000 đồng nhỏ hơn giá trị còn lại cuối năm thứ 3/số năm còn lại (2 năm) (10.800.000/2 = 5.400.00 đồng).

Lưu ý:

– Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: Là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.

– Giá trị còn lại của tài sản cố định: Là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.

III. PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO THEO SỐ LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM.

3.1. Điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

– Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

– Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

– Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

3.2. Nội dung phương pháp khấu hao theo theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

a) Xác định thời gian khấu hao của Tài sản cố định:

Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

b) Cách xác định mức khấu hao của Tài sản cố định:

Căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.

– Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Trong đó:

– Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định theo 1 trong 2 cách sau:

Hoặc

Lưu ý: Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

3.3. Ví dụ 3 (phương pháp khấu hao theo theo số lượng, khối lượng sản phẩm).

Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450.000.000 đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

Mức trích khấu hao của máy ủi được tính ở bảng sau:

 

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính