Mua hàng là gì? Các phương thức mua hàng? Khi nào hàng hóa được coi là hàng mua? Những trường hợp không được coi là hàng mua? Thời điểm để xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành?. Mời các bạn theo dõi bài hường dẫn sau của Kế Toán Hà Nội
1. Mua hàng là gì.
Chức năng chủ yếu của hoạt động thương mại là tổ chức lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua, bán. Trong đó, mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán về trị giá hàng hoá thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là quá trình vốn doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá. Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá nhưng mất quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp.
2. Các phương thức mua hàng.
Đối với các hoạt động thương mại nội địa, việc mua hàng có thể được thực hiện theo hai phương thức: phương thức mua hàng trực tiếp và phương thức chuyển hàng.
– Mua hàng theo phương thức trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, doanh nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ mang giấy uỷ nhiệm nhận hàng đến đơn vị bán để nhận hàng theo quy định trong hợp đồng hay để mua hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuất, tại thị trường và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá về doanh nghiệp.
– Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, chuyển hàng tới cho bên mua, giao hàng tại kho của bên mua hay tại địa điểm do bên mua quy định trước.
3. Khi nào hàng hóa được coi là hàng mua.
Trong các hoạt động thương mại nói chung, hàng hoá được coi là hàng mua khi thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
– Phải thông qua một phương thức mua – bán – thanh toán tiền hàng nhất định.
– Doanh nghiệp đã nắm được quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền hay một loại hàng hoá khác.
– Hàng mua vào nhằm mục đích để bán hoặc qua gia công, chế biến để bán.
Ngoài ra, các trường hợp ngoại lệ sau cũng được coi là hàng mua:
– Hàng mua về vừa để bán, vừa để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp mà chưa phân biệt rõ giữa các mục đích thì vẫn coi là hàng mua.
– Hàng hoá hao hụt trong quá trình mua theo hợp đồng bên mua chịu.
4. Những trường hợp không được coi là hàng mua.
– Hàng nhận biếu tặng
– Hàng mẫu nhận được
– Hàng dôi thừa tự nhiên
– Hàng hóa mua về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
– Hàng nhập từ khâu gia công, sản xuất phụ thuộc
– Hàng hóa nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho các doanh nghiệp khác.
5. Thời điểm để xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành.
Thời điểm để xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành là thời điểm doanh nghiệp nhận được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền tệ (đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp hoặc chấp nhận thanh toán).
Tuỳ thuộc vào từng phương thức mua hàng mà thời điểm xác định hàng mua có khác nhau. Cụ thể:
– Nếu mua hàng theo phương thức mua trực tiếp: thời điểm xác định hàng mua là khi đã hoàn thành thủ tục chứng từ giao nhận hàng, doanh nghiệp đã thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán cho người bán.
– Nếu mua hàng theo phương thức chuyển hàng: thời điểm xác định hàng mua là khi doanh nghiệp đã nhận được hàng (do bên bán chuyển đến), đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán với người bán.
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Mua hàng là gì; Các phương thức mua hàng; Khi nào được coi là hàng mua, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: