Thuế TNCN Tình huống nâng cao

Khoản hỗ trợ người lao động chữa bệnh có tính thuế TNCN không

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kê toán: Hiện nay vẫn có không ít băn khoăn với khoản hỗ trợ người lao động chữa bệnh. Khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ chữa bệnh người lao động có bị tính thuế TNCN hay không? Sau đây Tin tức kế toán sẽ cùng các bạn tìm hiểu về khoản chi chữa bệnh cho người lao động và thân nhân người lao động.

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

Theo quy định tại Điểm g, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

“… g) không tính vào thu nhập chịu thuế các khoản sau:

g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo….”

 

Khoản hỗ trợ người lao động chữa bệnh có tính thuế TNCN không

Khoản hỗ trợ người lao động chữa bệnh có tính thuế TNCN không?

Như vậy, Khoản hỗ trợ người lao động chữa bệnh có tính thuế TNCN không?

Câu trả lời là KHÔNG! Khoản hỗ trợ của DN cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động để khám chữa bệnh hiểm nghèo sẽ không phải tính thuế TNCN.

 –  Đối tượng được xác định là thân nhân của người lao động hưởng trợ cấp không phải tính thuế TNCN.

   +  Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng.

   +  Vợ hoặc chồng.

   +  Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

 – Mức hỗ trợ khám chữa bệnh không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ cho người lao động hoặc thân nhân người lao động khám chữa bệnh hiểm nghèo là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

 

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A là nhân viên của Công ty ABC không may bị bệnh hiểm nghèo, công ty ABC có hỗ trợ tiền khám chữa bệnh cho Anh A.

 – Tổng số chi phí khám chữa bệnh là 15.000.000 đồng.

 – Tuy nhiên do có tham gia bảo hiểm xã hội do đó Tổ chức bảo hiểm chi trả 70% chi phí, tương đương với số tiền là: 15.000.000 * 70% = 10.500.000 đồng.

 – Số tiền Anh A còn phải thanh toán cho bệnh viện là 4.500.000 đồng (15.000.000- 10.500.000 đồng).

 = > Như vậy khoản tiền hỗ trợ tối đa được tính vào thu nhập không chịu thuế (miễn thuế) khi tính thuế TNCN là 4.500.000 đồng.

 => Nếu vượt quá mức quy định thì số tiền vượt quá này sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN. 

Ví dụ: DN ABC có hỗ trợ cho Anh A là 6.500.000 đồng thì số tiền vượt quá mức tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm là: 6.500.000 – 4.500.000 = 2.000.000 (đồng) sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của Anh A.

Trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với khoản hỗ trợ người lao động, thân nhân người lao động chữa bệnh hiểm nghèo là những gì?

Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm lưu giữ chứng từ như sau.

Trường hợp 1người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh.

  + Lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động hoặc bản sao chứng từ trả viện phí.

  +  Chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.

Trường hợp 2người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí. Tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động.

  + Bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động.

  +  Chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.

 

Trên đây là bài viết “Khoản hỗ trợ người lao động chữa bệnh có tính thuế TNCN không”. Hi vọng các bạn đã năm rõ về khoản hỗ trợ người lao động và thân nhân người lao động chữa bệnh hiểm nghèo theo thông tư 111/2013/TT-BTC. 

 

Mời các bạn xem thêm.

 >> Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN

 >> Các khoản phụ cấp, trợ cấp từ tiền lương tiền công được miễn thuế TNCN

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Khoản hỗ trợ người lao động chữa bệnh có tính thuế TNCN không, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính