Tin tức kế toán Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2020 mới nhất.
Từ ngày 01/07/2020, mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt so với mức trước đây.Tăng lương cơ sở, tăng lương tối thiểu vùng không chỉ thay đổi mức lương hiện hưởng mà còn ảnh hưởng khá nhiều tới mức đóng BHXH của người lao động.
Cách tính mức đóng BHXH:
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo công thức:
Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó: Tỷ lệ mức đóng BHXH năm 2020
– Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2020:
+ Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu:
Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua học nghề, đào tạo nghề.
Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Đơn vị tính: đồng/tháng
+ Mức lương tháng đóng BHXH tối đa: Bằng 20 tháng lương cơ sở.
Từ 01/01/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
Từ 01/7/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.
BHXH TP lưu ý DN thực hiện mức lương giao kết hợp đồng lao động và đóng BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm TNLĐ-BNN không thấp hơn mức LTT vùng đối với NLĐ làm công việc giản đơn nhất. Đối với NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức LTT vùng. Chậm nhất đến ngày 28-2-2020, các đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN cho NLĐ theo LTT vùng mới.