Tin tức kế toán Trường hợp tháo dỡ toàn bộ công trình, TSCĐ của doanh nghiệp hoàn toàn mất đi, Giá trị kế toán này doanh nghiệp có được tính vào chi phí SXKD của Cty để giảm thuế TNDN phải nộp trong kỳ không?
Nếu không được đưa vào chi phí SXKD thì có cách hạch toán kế toán nào khác, để DN không bị thiệt thòi?
Dưới đây Tin tức kế toán xin đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp không bị thiệt thòi khi Tài Sản bị tháo dỡ, mất đi.
Xem thêm:
>> HD hạch toán thuế vãng lai đối với kinh doanh xây dựng, lắp đặt
>> Nguyên tắc kê khai thuế Tiêu thụ đặc biệt
>> Hóa đơn tự in – Những điều doanh nghiệp cần quan tâm
>> Hóa đơn điện tử có cần phải ký và đóng dấu không?
1. Tài sản bị dỡ bỏ hoặc hủy bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định:
Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý Khấu hao TSCĐ(có hiệu lực thi hành từ năm tài chính năm 2013), tại điểm a, khoản 1, Điều 4, có hướng dẫn rõ:
“Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc hủy bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc hủy bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.
2. Giá trị còn lại của TSCĐ bị tháo dỡ là chi phí khác (không phải chi phí SXKD) được hạch toán vào Tài khoản 811:
Thông Tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán (hiệu lực từ 1/1/2015), tại Điều 94, hướng dẫn hạch toán cụ thể như sau :
Tài khoản 811 – Chi phí khác
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
– Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ
– Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
…3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:
…b) Khi phá dỡ TSCĐ:
+ Nợ TK 214 (hao mòn TSCĐ) : Giá trị hao mòn
+ Nợ TK 811 (Chi phí khác) : Giá trị còn lại TSCĐ bị tháo dỡ.
+ Có TK 211 (TSCĐ hữu hình) : Nguyên giá TSCĐ bị tháo dỡ.
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ Nợ TK 811 vào Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lãi, lỗ của Cty.
3. Về chính sách thuế TNDN:
Thông 78/2014/TT-BTC áp dụng cho kỳ tính thuế 2014 (có Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC), tại khoản 6, Điều 7.Thu nhập khác, có quy định:
“6. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác.
Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản.”
Như vậy, giá trị còn lại của tài sản (kể cả các khoản chi phí liên quan đến việc thanh lý tài sản) được trừ vào thu nhập khác.
Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng đã có công văn 2590/TCT-CS ngày hướng dẫn cụ thể về chi phí thanh lý TSCĐ
“…Khi phá dỡ, thanh lý TSCĐ là bệ đỡ, móng máy mà chưa khấu hao hết, phần chênh lệch còn thiếu do chưa trích khấu hao hết và phần chi phí phá dỡ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.”
4. Về kê khai thuế TNDN:
Chúng ta sẽ kê khai chi phí khác nói trên, vào Chỉ tiêu (17) của Phụ Lục Mẫu số 03-1A – Chi phí khác trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK.
Phần mềm HTKK sẽ tự động chuyển số liệu lên Mã số A1 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03A.
Xem thêm:
>> HD hạch toán thuế vãng lai đối với kinh doanh xây dựng, lắp đặt
>> Nguyên tắc kê khai thuế Tiêu thụ đặc biệt
>> Hóa đơn tự in – Những điều doanh nghiệp cần quan tâm
>> Hóa đơn điện tử có cần phải ký và đóng dấu không?
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Chi phí tháo dỡ Tài sản cố định xây dựng lại có hợp lệ không?, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây: