Cách hạch toán tài khoản TT133 Hạch toán TT133

Cách hạch toán Tài khoản 3334 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp thông tư 133

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Kế toán sử dụng Tài khoản 3334 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp để phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

THÔNG TIN MỚI NHẤT:

>> Khóa học kế toán thực hành Giảm 50% Học phí

Mời các bạn xem bài hướng dẫn sau của Kế Toán Hà Nội về cách hạch toán Tài khoản 3334 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp theo thông tư 133/2016/TT-BTC . Thông tư 133 được ban hành ngày 26/08/2016. Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (thay thế Chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 138/2011/TT-BTC). Thông tư có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2017.

Để có cách hạch toán Tài khoản 3334 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp đúng theo chế độ quy định, trước hết kế toán cần phải nắm vững nguyên tắc kế toán khi hạch toán TK 3334. 

 I. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CỦA TÀI KHOẢN TÀI KHOẢN 3334 – THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO THÔNG TƯ 133.

Khi hạch toán Tài khoản 3334– Thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phải tuân thủ theo nguyên tắc kế toán của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. (mời các bạn tìm hiểu tại đây).

Sau khi nắm vững nguyên tắc kế toán của TK 3334, kế toán cần phải nắm vững kết cấu và nội nội phản ánh của TK 3334 thì mới có cách hạch toán Tài khoản 3334 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp chính xác được.

 II. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 3334 – THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO THÔNG TƯ 133.

Căn cứ vào điều 41 thông tư 133/2016/TT-BTC tài khoản 3334 có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:

Bên Nợ:

– Số thuế TNDN đã nộp vào NSNN trong kỳ;

– Số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp.

Bên Có:

– Số thuế TNDN phải nộp.

Số dư bên Có:

Số thuế TNDN còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Trong trường hợp cá biệt, TK 3334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 3334 phản ánh số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế TNDN đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

III. CÁCH HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 3334 – THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO THÔNG TƯ 133.

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán tài khoản 333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (tài khoản cấp 1 của TK 3334). Căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3334, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn cách hạch toán Tài khoản 3334 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu sau.

3.1. Hạch toán số thuế TNDN phải nộp.

Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định, ghi:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.2. Hạch toán khi nộp thuế TNDN.

Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có các TK 111, 112.

3.3. Hạch toán Tài khoản 3334 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp cuối năm.

Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính.

– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211).

– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kế Toán Hà Nội đã trình bày cách hạch toán Tài khoản 3334 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp theo thông tư 133. Mời các bạn xem thêm