Cách hạch toán tài khoản TT200 Hạch toán TT200

Cách hạch toán Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TT 200

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK 2294) là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Dưới đây là cách hạch toán Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo TT 200.

THÔNG TIN MỚI NHẤT:

>> Khóa học kế toán thực hành – Giảm 50% Học phí

Xem thêm:

>> Hệ thống tài khoản kế toánTheo Thông tư 200  

Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác kế toán sử dụng Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Mời các bạn theo dõi bài hướng dẫn sau của KẾ TOÁN HÀ NỘI về cách hạch toán Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế (thay thế chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC) có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.

I. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CỦA TK 2294 – DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Tại điều 45 thông tư 200/2014/TT-BTC khi hạch toán tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tuân thủ một số nguyên tắc kế toán sau:

“a) Doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.

b) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện hành.

c) Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

d) Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng. 

đ) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập: 

– Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán. 

– Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.”

II. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 2294 –­ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Bên Nợ:

– Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng tổn thất tài sản phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;

– Bù đắp phần giá trị tổn thất của hàng tồn kho từ số dự phòng đã trích lập.

Bên Có:

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Số dư bên Có: Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.

III. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA TÀI KHOẢN 2294 –­ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và các tài khoản liên quan; căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 2294 và các tài khoản liên quan KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu sau:

3.1. Phương pháp lập dự phòng:

Tại điều 4, phần II, thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 quy định như sau:

Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).

Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.

Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

3.2. Trình tự một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:

3.2.1. Cuối niên độ kế toán, khi lập Báo cáo tài chính, khi một loại vật tư tồn kho có giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì kế toán phải lập dự phòng cho số chênh lệch đó.

Giá trị dự phòng vật tư tồn kho được lập = Giá gốc của vật tư tồn kho – Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

– Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

– Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

3.2.2. Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK  2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (số được bù đắp bằng dự phòng)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)

Có các TK 152, 153, 155, 156.

Ví dụ: Ngày 31/12/2016, Công ty A có tài liệu sau:

– Trị giá gốc của hàng hóa A tồn kho  là: 200 trđ.

– Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa A tồn kho là: 150 Trđ.

Như vậy, số tiền cần trích lập dự phòng cho hàng hóa A là:

200 trđ – 150 trđ = 50 trđ.

Giả sử ngày 31/12/2017:

– Trị giá gốc hàng hóa A  tồn kho là 220 trđ.

– Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa A tồn kho là: 180 Trđ.

Do số trích lập dự phòng của hàng hóa A ở cuối niên độ kế toán 2016 là 50 trđ; số cần trích lập dự phòng ở cuối niên độ 2017 là:

220 trđ – 180 trđ = 40 trđ

Nên cuối năm 2017, kế toán phải hoàn nhập phần chênh lệch là:

50 trđ – 40 trđ – 10 trđ

Kế toán phản ánh tình hình trích lập dự phòng như sau:

Tại ngày 31/12/2016, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán: 50 trđ

Có TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 50 trđ (theo TT 200)

Có TK 1593 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 50trđ (theo QĐ 48).

Tại ngày 31/12/2017:

– Áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC, hoàn nhập phần chênh lệch dự phòng, ghi:

Nợ TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 10 trđ

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán:10 rđ

– Áp dụng theo thông tư 133/2016/TT-BTC:

+ Đầu năm 2017 chuyển số dư theo QĐ 48 sang TT133, ghi

Nợ TK 1593  – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 50 trđ

Có TK 2294  – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 50 trđ

+ Cuối năm 2017, hoàn nhập phần chênh lệch dự phòng, ghi:

Nợ TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 10 trđ

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán:10 trđ.

Mời các bạn xem hướng dẫn:

– Phương pháp hạch toán TK 2291 – Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh tại đây;

– Phương pháp hạch toán TK 2292 – Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác tại đây;

– Phương pháp hạch toán TK 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi tại đây.

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Cách hạch toán Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TT 200, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính