Thủ tục doanh nghiệp

Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán: Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên. – chứng chỉ hành nghề kế toán như thế nào? Đây là nỗi băn khoăn của những bạn đang có ý định tham dự kỳ thi để lấy Chứng chỉ kế toán viên (Một số người vẫn hay gọi là chứng chỉ hành nghề kế toán).Kỳ thi này sẽ được tổ chức mỗi năm ít nhất 1 lần vào Quý III hoặc Quý IV. 

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về điều kiện dự thi, thủ tục, thời gian, lịch thi, địa điểm dự thi và nội dung thi chứng chỉ kế toán viên.

 

Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên. – Cơ sở pháp lý.

Quy định về Điều kiện dự thi và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên, lịch thi chứng chỉ  hành nghề kế toán, cấp và quản lý chứng chỉ kế toán được quy định tại:

 – Thông tư 91/2017/TT-BTC (Thay thế Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012).

 – Điều 57, Điều 71 của Luật Kế toán 88/2015/QH13  ngày 20 tháng 11 năm 2015.

 

Quy định về điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên.

Điều kiện dự thi chứng chỉ kế toán viên là gì?

 

Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên theo quy định moiwsi nhất

Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên theo quy định mới nhất

 

Theo hướng dẫn tại Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên như sau:

 – Điều kiện về đạo đức nghề nghiệp:

Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.

 – Điều kiện về bằng cấp:

  +  Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán;

  +  hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;

  +  hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC.

 – Điều kiện về thời gian làm việc thực tế:

  + Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng,

Vậy thời gian công tác được tính từ khi nào?

Đó là trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.

4. Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;

5. Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 – “Những người không được làm kế toán” của Luật kế toán.

Các bạn tham khảo chi tiết tại:

 >> Những trường hợp không được làm kế toán.

Hồ sơ, thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên như thế nào?

 

Hồ sơ, điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên năm 2019

Hồ sơ dự thi chứng chỉ kế toán viên (Chứng chỉ hành nghề kế toán) theo quy định tại Thông tư 91/2017/TT-BTC

 

Trường hợp 1: Đối với người dự thi lần đầu.

 1. Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú

Lưu ý: Phiếu đăng ký có dán ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư 91/2017/TT-BTC

 2. Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư 91/2017/TT-BTC.

 3. Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

 3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú.

 4. Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng.

Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học.

Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực.

 5. 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

Trường hợp 2: Người đăng ký dự thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm quy định. 

 1. Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu 3x4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư 91/2017/TT-BTC.

 2. Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo.

 3. 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

 

Nội dung thi chứng chỉ kế toán viên bao gồm những gì?

Để có được chứng chỉ kế toán viên  ngoài việc phải đáp ứng được các Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên thì người dự thi sẽ phải thi 4 môn sau đây:

 –  Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.

 –  Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.

 –  Thuế và quản lý thuế nâng cao.

 –  Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

 

Nội dung từng môn thi chứng chỉ kế toán viên bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập tình huống.

CỤ THỂ NHƯ SAU:

Tên môn học. Nội dung học.
Luật Doanh nghiệp.
 – Về Luật Doanh nghiệp:

 + Các vấn đề chung về doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp.

 – Pháp luật về đầu tư:

Các vấn đề chung về đầu tư, các vấn đề chung về đầu tư

 – Pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại:

Các vấn đề chung về hợp đồng, Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

 – Pháp luật về cạnh tranh.

 – Pháp luật phá sản.

 – Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

 – Luật Lao động.

Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.
 – Các vấn đề cơ bản trong tài chính:

Chức năng của quản lý tài chính trong doanh nghiệp, Giá trị thời gian của tiền tệ, Định giá trái phiếu và cổ phiếu, Thị trường tài chính, Tính toán và phân tích các chỉ số tài chính.

 – Nguồn tài trợ của doanh nghiệp.

Nguồn tài trợ dài hạn; Nguồn tài trợ ngắn hạn; Hệ thống đòn bẩy và cơ cấu vốn; Chi phí sử dụng vốn; Cơ cấu nguồn vốn.

 – Quản lý tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn.

Tài sản cố định, tài sản dài hạn; Tài sản lưu động, tài sản ngắn hạn.

 – Đánh giá dự án đầu tư và quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp:

Quyết định đầu tư và quy trình đánh giá dự án đầu tư; Phương pháp chiết khấu dòng tiền; Các phương pháp khác.

 – Định giá doanh nghiệp:

Bản chất và mục tiêu của việc định giá doanh nghiệp; Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.

 – Quản lý Tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và đổi mới doanh nghiệp nhà nước:

 Quản lý tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác; Xử lý tài chính đối với hoạt động mua bán, bàn giao, tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp; Xử lý tài chính khi thành lập mới, tổ chức lại và giải thể Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

 Thuế và quản lý thuế nâng cao.
  – Thuế giá trị gia tăng.

  – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

  – Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

  – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

  – Thuế thu nhập cá nhân.

  – Các loại thuế khác.

  – Luật quản lý thuế.

  – Kế hoạch thuế.

Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
  – Pháp luật về kế toán:

+ Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn.

+ Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

+ Nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

+ Các chế độ kế toán.

 – Lập báo cáo tài chính đơn vị kế toán.

 – Lập báo cáo tài chính hợp nhất.

 – Kế toán quản trị.

+ Các vấn đề cơ bản về kế toán quản trị.

+ Kế toán chi phí.

+ Quyết định ngắn hạn.

.

Bên cạnh Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên đã đề cập ở trên. Thì hình thức thi, thời gian thi và kết quả của kỳ thi cũng là những điều vô cùng quan trọng mà các bạn phải nắm bắt được.

Hình thức thi chứng chỉ kế toán như thế nào?

 – Lịch tổ chức thi: Hội đồng thi tổ chức ít nhất mỗi năm một kỳ thi vào quý III hoặc quý IV. 

 – Thời lượng cho mỗi bài thi: Người dự thi sẽ phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút.

Và trước ngày thi ít nhất 60 ngày, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi.

Thời gian công bố kết quả thi chứng chỉ kế toán viên?

Trong thời hạn chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc thi, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn thi và thông báo cho người dự thi.

Lưu ý: Trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời gian công bố, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng thời gian kéo dài không quá 30 ngày.

Kết quả thi như thế nào là đỗ chứng chỉ kế toán viên?

 – Môn thi đạt yêu cầu: Môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt từ điểm 5 trở lên.

 – Đạt yêu cầu thi: Người dự thi đạt yêu cầu cả 4 môn thi và có tổng số điểm các môn thi còn được bảo lưu từ 25 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi.

 – Thi nâng điểm: Người đạt yêu cầu các môn thi nhưng chưa đạt yêu cầu thi thì được lựa chọn một số môn thi để đăng ký thi nâng điểm, kết quả thi lấy theo điểm thi cao nhất của các lần thitrong thời gian bảo lưu.

Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm (đối với thí sinh chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ các môn thi).

 – Bảo lưu kết quả thi: Điểm của môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó. Điểm của các môn thi vào các năm ngoài thời gian bảo lưu sẽ bị huỷ.

Ví dụ: Một người bắt đầu dự thi năm 2017 thì điểm các môn thi đạt yêu cầu của năm 2017 sẽ được bảo lưu trong các năm 2018, 2019. Đến năm 2019, nếu người dự thi vẫn chưa đạt yêu cầu thi thì khi dự thi vào năm 2020 kết quả thi được tính để xét đạt yêu cầu thi sẽ là kết quả thi của các năm 2018, 2019, 2020. Tương tự như vậy cho các năm từ 2021 trở đi.

 

Thời gian công bố kết quả thi chứng chỉ kế toán viên?

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính sẽ cấp chứng chỉ kế toán viên cho người đạt kết quả thi.

Trên đây là điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên, các quy định về thời gian, hình thức và thể lệ cũng như nội dung của kỳ thi chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ hành nghề kế toán. Đây là một kỳ thi vô cùng khó khăn cho các bạn kế toán tuy nhiên Tin tức kế toán hi vọng những bạn nào có ý định tham dự kỳ thi này sẽ trang bị cho mình những kiến thức thật tốt cùng với sự nỗ lực hết mình để đạt được kết quả như mong muốn!

Chúc các bạn thành công!

 

Các bạn xem thêm:

 >> Tài sản góp vốn có phải xuất hoá đơn không?

 >> Doanh nghiệp có bắt buộc phải có kế toán trưởng không?

 >> Các trang web hữu ích dân kế toán nhất định phải biết.

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính