Thủ tục bảo hiểm

So sánh “Đoàn phí công đoàn” và “Kinh phí Công đoàn”

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán “Đoàn phí công đoàn” và “Kinh phí công đoàn” là 02 chế định đặc biệt chung ta hay gặp phải khi đi làm. Thực tế, hai thuật ngữ trên có nhiều điểm khác biệt và dễ gây nhầm lẫn.

Xem thêm

 

 

CÔNG ĐOÀN
Kinh Phí Công Đoàn Đoàn Phí Công Đoàn
1. Văn bản quy định
– Hướng dẫn
 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ 
2. Đối tượng đóng Doanh nghiệp Đoàn Viên (Người lao động)
3. Mức đóng Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước
Nếu là doanh nghiệp nhà nước thì đóng 1% mức lương thực lĩnh (lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN)
4. Phương thức đóng Đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động Đoàn phí do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn hoặc thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên công đoàn

 
Chú ý:
–          Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn => do đó chủ doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn (theo hướng dẫn 238/HD-TLĐ ngày 04/03/2014 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam)
–          NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn.
–          Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng NLĐ không phải đoàn phí công đoàn.
–          Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

Nơi nộp tiền và mức nộp tiền công đoàn:

1. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập công đoàn cơ sở (tức là công ty có thành lập tổ chức công đoàn)

–  Tiền kinh phí công đoàn:

+ 65% cho Công đoàn cơ sở (DN) giữ
+ 35% nộp về Công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở hay chính là Liên đoàn Lao động quận (huyện)

–  Đoàn phí Công đoàn (tức 1% lương cơ bản của nhân viên), trong đó:

+ 60% cho Công đoàn cơ sở giữ
+ 40% nộp về Công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở hay chính là Liên đoàn Lao động quận (huyện)

 

2. Trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở

–          Không phải đóng đoàn phí công đoàn.
–          Tiền kinh  phí công đoàn:

+ 65% Công đoàn cấp trên hay chính là Liên đoàn Lao động quận (huyện) giữ hộ để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này.
+ 35% còn lại nộp cho Công đoàn Nhà nước

 (Theo Điều 6 Quyết định 270/QĐ-TLĐ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam quy định về phân phối thu nguồn tài chính công đoàn cơ sở)
 

Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:. 

– Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện: 

– Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam. 

– Có tư cách pháp nhân. 

 

Tiền công đoàn dùng để:

  • Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
  • Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
  • Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
  • Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh;
  • Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
  • Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn;
  • Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động;
  • Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
  • Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên Công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
  • Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
  • Trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Công đoàn không chuyên trách;
  • Chi cho hoạt động của bộ máy Công đoàn các cấp;
  • Các nhiệm vụ chi khác.
Xem thêm
 

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo So sánh “Đoàn phí công đoàn” và “Kinh phí Công đoàn”, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính