Hoá đơn Hướng dẫn chung về hoá đơn

Hướng dẫn thủ tục hủy hóa đơn GTGT không tiếp tục sử dụng theo TT 39

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán Theo quy định tại điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hủy hóa đơn GTGT cụ thể như sau:

>> Thông tư 176/2016/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2016
>> Phân biệt ” Hủy” và ” Bỏ” trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

 

1. Các trường hợp hủy hóa đơn 

a. Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa.
 
b. Tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn.
 
c. Các loại hoá đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật.

Chú ý: Nếu các bạn viết sai hóa đơn GTGT các bạn chỉ cần lập biên bản thu hồi hóa đơn là được không cần phải làm thủ tục hủy hóa đơn

Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp doanh nghiệp còn lưu giữ hoá đơn thuộc các trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hết giá trị sử dụng, thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hoá đơn đã mất.

2. Trình tự, thủ tục hủy hóa đơn khi không tiếp tục sử dụng

Khi doanh nghiệp muốn hủy số hóa đơn mà không tiếp tục sử dụng nữa thì phải tiến hành thủ tục hủy hóa đơn theo một trình tự như sau:

Bước 1: Thành lập Hội đồng hủy hóa đơn

Doanh nghiệp cần hủy hóa đơn phải có Quyết định của chủ doanh nghiệp về việc thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức. Các thành viên của Hội đồng hủy hóa đơn chịu trách nhiệm trước pháp luật và tiến hành các việc sau:

  • Lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy
  • Tiến hành hủy hóa đơn và Lập biên bản hủy hóa đơn
  • Thông báo kết quả hủy hóa đơn

Bước 2: Lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về nội dung của Biên bản kiểm kê hóa đơn cần hủy như sau:

”Trong bảng kê hóa đơn cần hủy này phải có các thông tin cần thiết như: Loại hóa đơn, Mẫu hóa đơn, Ký hiệu hóa đơn, từ quyển … đến quyển …, Từ số … đến số … Và phải có chữ ký của người lập và hội đồng hủy hóa đơn.”

Trước khi hủy hóa đơn, Hội đồng kiểm kê phải tiến hành kiểm kê số hóa đơn cần hủy, với các chỉ tiêu như quy định trên. Hội đồng kiểm kê phải Lập bảng kiểm kê và ký xác nhận.

Bước 3 : Tiến hành lập Biên bản hủy hóa

 

Khi hủy hóa đơn, Hội đồng phải lập biên bản hủy hóa đơn. Biên bản ghi rõ thông tin cần thiết của hóa đơn hủy như:

  • Loại hóa đơn, Mẫu hóa đơn, Ký hiệu hóa đơn, từ quyển … đến quyển …, Từ số … đến số …
  • Hình thức hủy hóa đơn
  • Cắt góc
  • Xé nhỏ
  • Đốt

Biên bản được lập sau khi hóa đơn đã hủy và có chữ ký của những người trong Hội đồng hủy hóa đơn

Bước 4: Thông báo kết quả hủy hóa đơn

Sau khi hủy hóa đơn xong phải tiến hành lập thông báo hủy hóa đơn. Tại điều 29 khoản 3 điểm d quy định về Thông báo hủy hóa đơn như sau:

Thông báo kết quả hủy hoá đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hoá đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá  năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện huỷ hoá đơn.

Mẫu thông báo kết quả hủy hóa đơn 3.11 ban hành kèm theo Phụ lục 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

– Hồ sơ hủy hoá đơn gồm:

+ Quyết định thành lập Hội đồng hủy hoá đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;

– Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hoá đơn nếu số hoá đơn cần huỷ không liên tục);

– Biên bản hủy hóa đơn;

– Thông báo kết quả hủy hoá đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (Mẫu: TB03/AC trên HTKK)

Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.
Riêng Thông báo kết quả hủy hoá đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện huỷ hoá đơn.

 

Thông tư 176/2016/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2016
>> Phân biệt ” Hủy” và ” Bỏ” trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Hướng dẫn thủ tục hủy hóa đơn GTGT không tiếp tục sử dụng theo TT 39, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính