Bài viết về KT Kho Kế toán kho

Hướng dẫn cách phân bổ công cụ, dụng cụ

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Khi nào hạch toán là công cụ, dụng cụ; Thời gian phân bổ công cụ, dụng cụ; Cách phân bổ công cụ, dụng cụ; Cách lập bảng phân bổ công cụ, dụng cụ và ví dụ cụ thể mời các bạn xem bài hướng dẫn sau của Kế Toán Hà Nội.

Khi mua tài sản về không phải để bándùng vào mục đích sản xuất kinh doanh, nếu nguyên giá của tài sản nhỏ hơn 30.000.000đ (ba mươi triệu đồng) tức không đủ điều kiện để làm tài sản cố định, thì kế toán hạch toán là công cụ dụng cụ.

Căn cứ vào điều 4 thông tư  Số 96/2015/TT-BTC (xem tại điều 6, khoản 2.2, điểm d): “  ….Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm….”

Thời gian phân bổ công cụ dụng không được quá 3 năm (tức là không được quá 36 tháng). Nếu phân bổ quá 3 năm, thì chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ từ năm thứ 4 trở đi sẽ không được tính vào chi phí hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kế Toán Hà Nội xin hướng dẫn cách tính và phân bổ công cụ dụng cụ như sau:

1. Phân bổ 1 lần

Loại công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn, kế toán có thể hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó.

Ví dụ 1: Mua đồ dùng văn phòng phẩm

­ Khi mua về, ghi:

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (mở chi tiết)

Có TK 111,112,331, ….

­ Khi xuất ra sử dụng, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642,… (áp dụng thông tư 200): Trị giá VPP được tính ngay vào chi phí trong kỳ

Nợ các TK 154, 642, … (áp dụng thông tư 133): Trị giá VPP được tính ngay vào chi phí trong kỳ

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (mở chi tiết).

2. Phân bổ 50%:

Theo phương pháp này, khi xuất dùng CCDC, kế toán tiến hành phân bổ 50% giá trị CCDC vào chi phí của kỳ xuất dùng, khi các bộ phận sử dụng báo hỏng CCDC, kế toán tiến hành phân bổ phần giá trị còn lại của CCDC bị hỏng vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ báo hỏng. Giá trị còn lại của CCDC bị hỏng được xác định như sau:

3. Phân bổ nhiều lần tối đa 3 năm (36 tháng)

Theo phương pháp này căn cứ vào giá trị của CCDC và thời gian sử dụng hoặc số lần sử dụng dự kiến để kế toán tính ra mức phân bổ cho một kỳ hoặc một lần sử dụng.

Kế toán phải lập bảng phân bổphân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của doanh nghiệp. Chi phí phân bổ đó sẽ được trích đều vào chi phí hàng tháng.

Ví dụ 2: Ngày 1/3/2017 Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội có mua CCDC như sau:

Máy chiếu 1: Số lượng 04 cái, trị giá 10 trđ/cái, chưa VAT, thuế 10%

Máy tính Sam Sung: Số lượng 01 cái, trị giá 12 trđ/cái, chưa VAT, thuế 10%

Máy in Canon: Số lượng 01 cái, trị giá 4 trđ/cái, chưa VAT, thuế 10%.

Công ty chưa thanh toán tiền.

Công ty kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC. CCDC đưa vào sử dụng ngay và xác định thời gian phân bổ như sau:

Máy chiếu 1: Thời gian phân bổ 24 tháng (kỳ)

Máy tính Sam Sung: Thời gian phân bổ 24 tháng (kỳ)

Máy in Canon: Thời gian phân bổ 12 tháng (kỳ).

Từ số liệu trên, kế toán ghi sổ kế toán như sau:

– Khi mua CCDC về nhập kho, ghi:

Nợ TK 153 (chi tiết máy chiếu): 4 cái x 10 trđ = 40 trđ

Nợ TK 153 (chi tiết máy tính): 1 cái x 12 trđ

Nợ TK 153 (chi tiết máy in): 1 cái x 4 trđ

Nợ TK 133 (1331): 5,6 trđ

Có TK 331 (chi tiết khách hàng): 61,6 trđ.

– Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, ghi:

Nợ TK 242: 56 trđ

Có TK 153 (chi tiết máy chiếu): 4 cái x 10 trđ = 40 trđ

Có TK 153 ( chi tiết máy tính): 1 cái x 12 trđ

Có TK 153 ( chi tiết máy in): 1 cái x 4 trđ.

– Kế toán lập bảng phân bổ công cụ, dụng cụ như sau:

Tháng 3 năm 2017  lập bảng phân bổ như sau:

Tháng 4 năm 2017  lập bảng phân bổ như sau:

Cột 1, 1, 3 và 4: Ghi mã CCDC, tên CCDC, ĐVT tính CCDC, Số lượng CCDC

Cột 5: Tổng số kỳ phân bổ: Dựa vào giá trị và thời gian sử dụng của CCDC để xác định.

Cột 6: Số kỳ phân bổ còn lại: Bằng tổng số kỳ cần phân bổ trừ đi số kỳ đã và đang phân bổ.

Cột 7: Giá trị công cụ, dụng cụ: Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho.

Cột 8: Đối tượng phân bổ: Là nơi sử dụng CCDC.

Cột 9: Tài khoản chi phí: Dựa vào đối tượng sử dụng để xác định tài khoản chi phí.

Cột 10: Số tiền phân bổ trong kỳ: Bằng giá trị CCDC xuất dùng chia cho tổng số kỳ phân bổ.

Cột 11: Lũy kế đã phân bổ: Số tiền phân bổ trong kỳ nhân với số kỳ đã và đang phân bổ.

Cột 12: Giá trị còn lại: Bằng giá trị CCDC trừ đi lũy kế đã phân bổ.

– Căn cứ vào bảng phân bổ, kế toán phản ánh chi phí phân bổ trong kỳ như sau:

Tháng 3 năm 2017, ghi:

Nợ TK 154 (phòng thực hành): 1.666.667đ

Nợ TK 642 (6422): 833.333 đ

Có TK 242: 2.500.000 đ.

Tháng 4 năm 2017, ghi:

Nợ TK 154 (phòng thực hành): 1.666.667đ

Nợ TK 642 (6422): 833.333 đ

Có TK 242: 2.500.000 đ.

Lưu ý: Nếu công ty áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC kế toán sẽ ghi sổ như sau:

Tháng 3 năm 2017, ghi:

Nợ TK 627 (6273): 1.666.667đ

Nợ TK 642 (6423): 833.333 đ

Có TK 242: 2.500.000 đ.

Tháng 4 năm 2017, ghi:

Nợ TK 627 (6273): 1.666.667 đ

Nợ TK 642 (6423): 833.333 đ

Có TK 242: 2.500.000 đ.

Tháng 5, tháng 6, … các bạn làm tương tự khi nào phân bổ hết thì thôi.

Mời các bạn tải mẫu Bảng phân bổ công cụ dụng cụ tại đây

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Hướng dẫn cách phân bổ công cụ, dụng cụ, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính